Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.”
Việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần giữa công ty con và công ty mẹ được quy định tại Khoản 2 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
"Điều 189. Công ty mẹ, công ty con
[...]
2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau."
Như vậy, với trường hợp một công ty nếu được xác định là công ty con của một công ty khác (gọi là công ty mẹ) thì không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 139 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP thì việc công ty con mua cổ phần của công ty mẹ sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 39. Vi phạm quy định đối với doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ;
b) Các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau;
c) Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thoái vốn, rút cổ phần từ công ty mẹ hoặc công ty con khác đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thoái vốn khỏi doanh nghiệp được thành lập đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.”
Như vậy, công ty con không được mua cổ phần của công ty mẹ. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định trên.