Trả lời:
Lương tối thiểu vùng được hiểu là mức lương thấp nhất làm cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận.
Trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề.
Theo Phụ lục Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2020 ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước), huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) sẽ chuyển từ vùng III lên vùng II.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng III là 3,25 triệu đồng và vùng II là 3,71 triệu đồng.
Tới ngày 01/01/2020, lương tối thiểu vùng II tăng lên 3,92 triệu đồng, theo đó, mức lương của bạn không được thấp hơn mức này trong trường hợp bạn là lao động chưa qua đào tạo, trường hợp bạn là lao động đã qua học nghề thì không được thấp hơn 4.194.400 đồng.
Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (khoản 1 Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP).
Lương của bạn là 05 triệu đồng đã cao hơn mức lương tối thiểu vùng II áp dụng từ ngày 01/01/2020 do đó công ty không bắt buộc phải tăng lương cho bạn. Việc tăng lương trong trường hợp này tùy thuộc vào quy định nội bộ của doanh nghiệp hoặc thỏa thuận giữa bạn và công ty.
Nếu công ty không tăng lương thì bạn cũng không có quyền khiếu nại bởi công ty không có nghĩa vụ phải tăng lương khi lương tối thiểu vùng tăng mà mức lương hiện tại của bạn đã cao hơn lương tối thiểu vùng. Pháp luật chỉ điều chỉnh đối với trường hợp lương thấp hơn lương tối thiểu vùng.
Xem thêm: Trả lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp bị phạt thế nào?