Công khai danh tính, lịch trình của người nhiễm Covid - 19 có phạm luật?

Câu hỏi: Luật sư có thể vui lòng giải đáp giúp tôi là cơ sở nào mà chính quyền buộc tôi và gia đình phải cách ly làm cho cuộc sống của tôi bị đảo lộn và tôi thấy một số người đã bị nhiễm bệnh đã công khai danh tính, thông tin cá nhân, lịch trình di chuyển trên mạng xã hội thì vào trường hợp tôi mắc bệnh và cũng bị công khai đời tư thì tôi có thể khởi kiện được không? Tôi xin cám ơn luật sư.

Trả lời:

Có thể bạn đã biết dịch bệnh COVID-19 là một dịch bệnh nguy hiểm đến mức mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải tuyên bố nó gây ra "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng lớn nhất" kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949. Giờ đây, nó đã lan ra nhiều nước trên thế giới và đe dọa sức khỏe, tính mạng của ngày càng nhiều người. Từ tháng 01/2020, WHO đã tuyên bố sự bùng phát chủng viruscorona mới từ Trung Quốc là Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế. Gần đây, COVID-19 tiếp tục diễn biến khó lường, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người dân và kinh tế của nhiều quốc gia. Theo số liệu của WHO thì chỉ trong ngày 15/3/2020 đã có 10.082 trường hợp lây nhiểm mới và bệnh đã lây lan ở 143 nước, vùng lãnh thổ.

Để trả lời cho các câu hỏi của bạn, chúng tôi đã rà soát các luật và văn bản hướng dẫn gồm: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm 2000.

Cơ sở pháp lý của việc cách ly

Căn cứ quy định các quy định tại Điều 3, Điều 38, Điều 39Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ngày 01/02/2020, Thủ tướng đã ký quyết định số173/QĐ-TTgvề việc công bố dịch COVID-19. Căn cứ vào Quyết định đó, các biện pháp Khai báo, báo cáo dịch; Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; Tổ chức cách ly y tế; Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch đã được áp dụng.

Căn cứ vào quy định tại Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Ban chỉ đạo chống dịch cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã được thành lập ngay sau khi dịch được công bố.

Căn cứ vào các quy định tại Điều 52, Điều 53, Điều 54, Điều 55 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng các biện pháp sau:

  • Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
  • Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;
  • Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch;
  • Hạn chế ra, vào vùng có dịch đối với người và phương tiện; trường hợp cần thiết phải kiểm tra, giám sát và xử lý y tế;
  • Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;
  • Huy động người, trưng dụng cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch;
  • Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch;
  • Yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch;
  • Cấm tập trung đông người và các hoạt động khác có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
  • Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch;
  • Tổ chức tẩy uế, khử độc trên phạm vi rộng;
  • Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người;

Căn cứ vào các quy định nêu trên, đối với trường hợp không mong muốn như bạn đang gặp phải, chúng tôi nhận thấy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tuân thủ các quy định pháp lý để ngăn ngừa sự lây lan nhằm mục đích bảo vệ cho sức khỏe của bạn cũng như của cộng đồng.

Quy định về bảo vệ quyền riêng tư trong tình trạng dịch bệnh COVID-19

Việc khởi kiện để tự bảo vệ khi bị xâm phạm là quyền của bạn. Bạn và người bị kiện có thể cùng căn cứ vào các quy định pháp luật như chúng tôi đã rà soát như dưới đây.

Quyền riêng tư được quy định trong Hiến pháp tại Điều 21, như sau:

“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.”

Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, ….”

Điều 33 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy địnhtrách nhiệm giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh.của thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Người bi kiện có thể sẽ lập lập và chứng minh rằng họ không vi phạm quyền riêng tư của người bệnh và người có nghi ngờ nghi nhiễm COVID-19 vì những lý do sau:

Căn cứ vào quy định phòng, chống dịch bệnh, bạn có nghĩa vụ phải khai báo trung thực, đầy đủ lịch trình, tiếp xúc gần với người khác cho các cơ quan có thẩm quyền. Hơn nữa, không loại trừ khả năng bạn cũng không thể nhớ để khai báo hết được những người mà bạn đã tiếp xúc. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền, bằng các biện pháp tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, có thể sử dung các biện pháp khoa học kỹ thuật cần thiết để xác định lịch trinh di chuyển của bạn.

Do đây là đại dịch nguy hiểm, người bị kiện nhận thấy việc giấu kín các thông tin về tên, tuổi, hình ảnh, lịch trinh di chuyển … của bạn có thể gây nguy hiểm cho cộng đồng và xã hội.

Thầy thuốc có trách nhiệm bảo mật thông tin của bạn nhưng các cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở đặt lợi ích chung lên trên hết và cân nhắc từng trường hợp như phải tìm kiếm bệnh nhân hoặc người nghi nhiễm, có thể có trách nhiệm phải công bố các thông tin của bạn để toàn dân có thể chung tay hỗ trợ. Gần đây, đã có trường hợp người Việt Nam tiếp xúc gần với người nước ngoài nhiễm bệnh qua đọc báo mà biết mình có khả năng đã bị nhiễm bệnh để chủ động đến cơ sở y tế điều trị.

Do đó, việc áp dụng một cách máy móc để bảo mật quyền riêng tư của người bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh trong trường hợp này là không thích hợp và thậm chí là gây hại cho cộng đồng.

Trường hợp những người đưa tin và binh luận sai trái về những người nhiễm bệnh như những người có lỗi là vi phạm pháp luật cần phải chịu trách nhiệm tương xứng, thậm chí có dấu hiệu cần phải xử lý hình sự ./.

Trên đây là một số ý kiến liên quan của Luật sư Đỗ Anh Tú, Công ty Luật TNHH DNP, liên quan  đến câu hỏi Luatvietnam.vn đã yêu cầu và sẽ không được coi là ý kiến tư vấn chính thức của luật sư.

Tư vấn của Luật sư Đỗ Anh Tú là dựa trên luật pháp hiện hành và các quy định liên quan của Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Hệ thống pháp luật của Việt Nam là nhanh chóng thay đổi đáng kể theo thời gian do đó tư vấn của chúng tôi có thể thay đổi trong tương lai, khi sự thay đổi của pháp luật.

Đỗ Anh Tú

Được tư vấn bởi: Luật sư Đỗ Anh Tú

Công ty Luật TNHH DNP

https://dnplegal.com

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi