Trả lời:
1) Quy định chung
Liên quan đến nội dung này, Điều 37 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
“Điều 37. Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông
1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
2. Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.”
Căn cứ quy định trên, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý, trong đó có nội dung lắp đặt báo hiệu đường bộ.
2) Đối với đường giao thông nông thôn
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT quy định: “Đường giao thông nông thôn bao gồm: đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.”
Việc lắp đặt hệ thông báo hiệu đường bộ trên đường giao thông nông thôn được quy định tại Thông tư 32/2014/TT-BGTVT như sau:
“Điều 13. Tổ chức giao thông trên đường GTNT
1. Nội dung tổ chức giao thông được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ và các quy định sau:
c) Lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trên cơ sở quy định của Thông tư này, ban hành quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên các tuyến đường GTNT; quy định việc phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác các công trình đặc biệt trên đường GTNT thuộc phạm vi quản lý.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông đối với các tuyến đường GTNT theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông đối với các tuyến đường GTNT theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp trên và quy định của pháp luật.”
Căn cứ quy định trên, UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức giao thông đối với các tuyến đường giao thông nông thôn theo phân công, phân cấp của UBND cấp trên, trong đó có nội dung lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ.
3) Đối với cầu đường bộ
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định: “Cầu đường bộ là một công trình vượt chướng ngại vật, có khẩu độ không dưới 6m tạo thành một phần của con đường.”
Việc đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe trên cầu đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT:
“Chương III. ĐẶT BIỂN BÁO HIỆU HẠN CHẾ TRỌNG LƯỢNG XE QUA CẦU ĐƯỜNG BỘ
Điều 8. Quản lý lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng Iượng xe
2. Thực hiện lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
a) Cục Quản lý đường bộ thực hiện trên hệ thống quốc lộ được giao quản lý.
b) Sở Giao thông vận tải thực hiện trên hệ thống quốc lộ ủy thác, các hệ thống đường địa phương được giao quản lý.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, đơn vị khác (được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ) thực hiện trên các hệ thống đường địa phương được giao quản lý.
d) Nhà đầu tư thực hiện trên các dự án PPP, BOT hoặc đường chuyên dùng.”
Căn cứ quy định trên, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ trên các hệ thống đường địa phương được giao quản lý.
Đối với câu hỏi của bạn, cần xác định đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe trên đoạn đường nào (?). Nếu đặt biển báo hiệu trên các đường giao thông nông thôn hoặc trên cầu đường bộ thì UBND cấp xã cũng có thẩm quyền đối với các hệ thống đường địa phương được giao quản lý, cụ thể xem trong văn bản của từng địa phương.
Xem thêm: Biển báo giao thông: Đặc điểm, cách nhận biết 5 loại biển
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!