Trả lời:
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật tố tụng Dân sự năm 2015
II. Nội dung tư vấn
Căn cứ Điều 116, Điều 117 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về Giao dịch dân sự và Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
Điều 116. Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội…
Trong trường hợp giao kết giữa bạn và ông A đáp ứng các điều kiện trên thì việc giao kết này đã phát sinh hiệu lực của một giao dịch dân sự, được thể hiện dưới hình thức hợp đồng mua bán tài sản thông qua các hành vi trao đổi, thỏa thuận và việc bạn đã chuyển tiền đầy đủ cho ông A theo quy định tại Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015.
Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán…
Ông A sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình khi tự ý huỷ bỏ và đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng theo quy định tại Điều 427 và khoản 4, khoản 5, Điều 428 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng:
[….]
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 170, Bộ Luật Dân sự 2015 về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị thiệt hại do bên còn lại không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng như sau:
Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.
Ông A đã tự ý huỷ bỏ giao kết mua bán bò với bạn, ông A phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền mà bạn đã thanh toán trong thời gian sớm nhất. Trường hợp việc huỷ bỏ giao kết của ông A dẫn đến phát sinh các thiệt hại cho bạn, thì bạn có quyền yêu cầu ông A bồi thường cho những thiệt hại phát sinh do việc huỷ bỏ gây ra. Ngoài ra, nếu ông A chậm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền mà bạn đã thanh toán, bạn có quyền yêu cầu ông A thanh toán khoản tiền lãi phát sinh trong khoảng thời gian mà ông A chậm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, để bảo vệ quyền lợi của mình bạn cần thực hiện các nội dung sau:
- Yêu cầu ông A tiếp tục thực hiện hợp đồng giao dịch với bạn: Yêu cầu ông A bàn giao con bò mà bạn và ông A đã thực hiện giao dịch
- Trong trường hợp ông A vẫn không thực hiện nghĩa vụ bàn giao con bò cho bạn thì bạn có quyền kiện ông A ra tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi ông A cư trú để yêu cầu ông A phải thực hiện việc bàn giao con bò đúng theo hợp đồng, trong trường hợp ông A vẫn không chịu bàn giao con bò thì phải hoàn trả toàn bộ khoản tiền là 12 triệu mà bạn đã đưa cho ông A khi 2 bên giao kết hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bạn do ông A vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cộng với khoản lãi chậm trả phát sinh.
Xem thêm: Tự ý hủy đơn của khách đã đặt trên web có được không?
Trên đây là nội dung tư vấn về "Có được tự ý hủy bỏ giao kết khi đã thanh toán tiền?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!