Có được thu hồi đất để xây bể nước sạch cho dân?

Câu hỏi: Ở địa phương e hiện đang có dự án xây bể nước sạch để cấp nước sinh hoạt cho dân trong thôn xóm. Vị trí xây bể dự kiến nằm trên đất rừng nhà e (rừng đang trồng cây bạch đàn). Nhưng nhà e không đồng ý cho xây. Bên địa chính bảo sẽ cưỡng chế thu hồi đất và có đền bù. Vậy cho em hỏi trong trường hợp này bên địa chính có được quyền thu hồi đất nhà em không ạ. Và trong các trường hợp nào thì mới được thu hồi ạ?

Trả lời:

1. Các trường hợp thu hồi đất (như quy định tại Điều 16 Luật Đất đai 2013)

Theo quy định của Luật đất đai 2013, nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp:

- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Việc thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau: (Khoản 3 điều 62 Luật đất đai 2013)

- Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;

- Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất,

- Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất trong đó bao gồm:

​+ Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

Như vậy, trong trường hợp bạn đưa ra, dự án xây bể nước sạch để cấp nước sinh hoạt cho dân trong thôn xóm thuộc Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận sẽ thuộc dự án thu hồi.

2. Thẩm quyền thu hồi đất

Theo quy định tại khoản 2, Điều 66, Luật Đất đai 2013:

 Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

- Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

- Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Như vậy UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất đối với trường hợp của bạn.


3. Lưu ý về trình tự thu hồi đất (theo Điều 69 Luật Đất đai 2013)

Bước 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm

-
UBND cấp huyện ban hành thông báo thu hồi

- UBND  xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm

Bước 2: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Bước 3: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

- Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.
Hoàng Tuấn Vũ

Được tư vấn bởi: Luật sư Hoàng Tuấn Vũ

Công ty luật TNHH Tuệ Anh

090 165 9868

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi