Trả lời:
Diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ khi thực hiện tách thửa?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013, cụ thể:
“2. Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Và Điều 143 và Điều 144 Luật Đất đai 2013 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là có quan có thẩm quyền quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở cả nông thôn hay đô thị. Do vậy diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ sẽ có sự khác nhau nhau giữa mỗi địa phương. Trong cùng một tỉnh, tùy theo từng vị trí, điều kiện kinh tế, quy hoạch của tỉnh mà từng quận huyện cũng có thể có mức diện tích tối thiểu để được cấp sổ là khác nhau. Không chỉ cần đáp ứng về mặt diện tích mà chiều ngang và chiều sâu cũng có quy định cụ thể theo quyết định của UBND cấp tỉnh của từng địa phương.
Do thông tin đưa ra không nêu rõ thửa đất thuộc địa phương nào nên Luật sư không thể xác định được diện tích tối thiểu. Để tìm hiểu về thông tin này bạn thực hiện tra cứu trên Website tỉnh để nắm được quy định cụ thể đối với từng vùng.
Như vậy, Luật sư cho rằng văn phòng công chứng là đơn vị chuyên thực hiện các công việc công chứng giao dịch nhà đất tại địa phương bạn. Nên có thể hiểu diện tích tối thiểu của đất để cấp sổ sau khi tách tại địa phương bạn là lớn hơn 25m2. Do đó, có thể khẳng định Nội dung văn phòng công chứng trả lời bạn về việc không công chứng được do diện tích nhỏ nên không tách sổ được là hoàn toàn đúng pháp luật.
Để đứng tên trên sổ đỏ cần làm những thủ tục gì?
Để đứng tên hợp pháp trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký sang tên, trong đó có giấy tờ về việc mua bán hợp pháp, và đơn đề nghị cấp theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền.
Việc mua bán đất bằng giấy viết tay sau năm 2014 không có giá trị?
Đất mua bằng giấy viết tay chỉ là cách gọi phổ biến của người dân. Bản chất đây là giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bằng giấy tờ không được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2014 đều quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó Điều 502 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định giao dịch về quyền sử dụng đất trong đó có giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất yêu cầu phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.
Như vậy, với thời điểm có hiệu lực của Luật Đất đai 1/7/2014 đã yêu cầu các giao dịch về đất đai trong đó có chuyển nhượng quyền sử dụng đất yêu cầu phải công chứng, hoặc chứng thực. Do đó, các trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay sau thời điểm nêu trên sẽ không được công nhận.
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!