Có cần xin giấy phép xây dựng khi xây nhà kính làm nông nghiệp sạch không?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Tôi có một mảnh đất nông nghiệp rộng 1 ha ở Đà Lạt. Nay tôi muốn xây dựng nhà kính để trồng rau sạch và trồng vườn dâu tây. Xin hỏi tôi có cần xin giấy phép xây dựng không? Có cần chuyển mục đích sử dụng đất không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất, có cần chuyển mục đích sử dụng đất không?

Theo quy định tại Điều 10 của Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp gồm 10 loại đất như sau:

“a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh”.

Hiện bạn chưa nói rõ đất nông nghiệp của bạn thuộc loại nào trên đây nên chúng tôi không khẳng định được có cần chuyển mục mục đích sử dụng đất hay không.

Trường hợp đất nông nghiệp của bạn thuộc loại đất trồng cây hàng năm, nếu bạn chuyển sang đất nông nghiệp khác để xây dựng nhà kính thì khi bạn chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động theo quy định tại Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.

giay-phep-xay-dung-khi-xay-nha-kinh-lam-nong-nghiep-sach

Thứ hai, có cần xin giấy phép xây dựng nhà kính khi làm nông nghiệp sạch không?

Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật số 62/2020/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng về các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

“a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;

d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;

h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.”

Trong các trường hợp trên, cần chú ý đến trường hợp nêu tại điểm k - "Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt" – là trường hợp không cần giấy phép xây dựng.

Như vậy:

+ Nếu xây dựng nhà kính tại khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt: Công ty bạn không cần xin cấp giấy phép xây dựng đối với việc xây nhà kính.

+ Nếu xây dựng nhà kính tại tại khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; hoặc mới chỉ có quy hoạch phát triển đô thị được duyệt; hoặc mới chỉ có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt: Công ty bạn cần xin cấp giấy phép xây dựng đối với việc xây nhà kính.

Xem thêmXây tạm có cần xin giấy phép xây dựng không?

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Có cần xin giấy phép xây dựng khi xây nhà kính làm nông nghiệp sạch không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Lưu Thị Hằng Hoa

Được tư vấn bởi: Luật sư Lưu Thị Hằng Hoa

CÔNG TY LUẬT TNHH THÀNH PHONG

0902 155 806

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật