Trả lời:
Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, căn cứ quy định về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì có sự khác nhau về hồ sơ, các bước thực hiện, nơi thực hiện thủ tục, nghĩa vụ tài chính nên không thể thực hiện cùng một thời điểm, cụ thể:
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất
Theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Bước 4. Trao kết quả
Xem chi tiết tại: Hướng dẫn chuyển mục đích sử dụng đất năm 2019
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
(áp dụng khi chuyển nhượng toàn bộ thửa đất)
Bước 1. Lập và công chứng hợp đồng chuyển nhượng tại Phòng hoặc Văn phòng công chứng
Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Kê khai nghĩa vụ tài chính
Bước 3. Đăng ký biến động (nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ)
Theo điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai, người sử dụng đất khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.
Xem chi tiết tại: Thủ tục mua bán đất đai năm 2019.
Lưu ý: Về thứ tự thực hiện hai thủ tục trên
- Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn không quy định phải thực hiện thủ tục nào trước, nên việc thực hiện thủ tục nào trước do bạn quyết định hoặc theo sự thỏa thuận của bạn với bên mua.
- Theo LuatVietnam nên thực hiện thủ tục chuyển nhượng trước (khi đó bạn nhận tiền và sang tên Sổ đỏ cho bên mua) vì không phải thửa đất nào cũng được phép chuyển mục đích sang đất ở mà phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện (sẽ tránh được những khó khăn hoặc rủi ro nếu thửa đất của bạn không được phép chuyển sang đất ở).