Chứng minh xe đang không kinh doanh vận tải để tránh bị phạt như thế nào?

Câu hỏi:

Xin hỏi: Tôi có một chiếc xe ô tô dùng để chở hàng cho gia đình mà không kinh doanh vận tải. Vậy nếu đang đi trên đường mà bị cảnh sát giao thông dừng xe khi đang chở hàng hóa của gia đình thì tôi phải làm cách nào để chứng minh tôi không kinh doanh vận tại ạ. Tôi được biết, nếu chở hàng thuê thì được xác định đó là kinh doanh vận tải và phải đổi biển vàng, xin cấp phù hiệu. Hàng hóa của gia đình tôi thường không có hóa đơn, chứng từ gì cả nên tôi không biết chứng minh như thế nào cả. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Vấn đề xe chở hàng cho gia đình có phải là xe kinh doanh vận tải hay không được nhiều người quan tâm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Đồng thời theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP cũng quy định: kinh doanh vận tải là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Thông thường, để phân biệt với các loại xe không kinh doanh vận tải thì các loại xe kinh doanh vận tải đều được đăng ký, cấp phù hiệu, biển kiểm soát có màu vàng và phải gắn thiết bị theo dõi hành trình (tùy trường hợp) tuy nhiên cũng có một số đơn vị kinh doanh lại không thực hiện mà vẫn kinh doanh vận tải kiếm lời là vi phạm quy định pháp luật.

Tuy nhiên để chứng minh việc bạn có vi phạm như vậy hay không thì các cơ quan chức năng phải có minh chứng cho rằng bạn chở hàng hóa cho người khác hoặc cho gia đình nhưng có thu cước phí vận chuyển (trực tiếp hay gián tiếp) thì mới có thể xử phạt.

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Vậy, nếu có căn cứ như hợp đồng vận chuyển hoặc các nội dung khác thể hiện bạn chở hàng hóa mà có thu cước thì bạn mới bị xử lý về hành vi vi phạm đó, còn nếu không có thì bạn không cần phải chứng minh hay lo lắng về việc mình có bị xử phạt hay không.

Nếu các cơ quan có thẩm quyền không chứng minh được mà vẫn xử phạt thì bạn có thể thực hiện quyền khiếu nại, với đối tượng khiếu nại là Quyết định xử phạt đối với bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Văn Tuấn

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty Luật TNHH TGS

https://tgslaw.vn- 1900.8698

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi