Cho thuê lại nhà ở không cần sự đồng ý của chủ sở hữu?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Tôi là chủ sở hữu của căn nhà 04 tầng, có ký kết hợp đồng cho thuê nhà ở với anh A. Nội dung là cho anh A thuê lại toàn bộ nhà với mục đích là để ở. Đến nay, tôi được biết là anh A đã ký kết hợp đồng cho nhiều người khác thuê lại số phòng mà anh A không sử dụng đến. Trong khi đó, hợp đồng giữa tôi và anh A không nhắc gì đến việc anh A được phép cho thuê lại căn nhà. Vậy, trong trường hợp này, tôi có quyền huỷ hợp đồng và yêu cầu phạt hợp đồng với anh A không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản thuê không?

Chủ sở hữu cho bên A thuê mặt bằng là hợp đồng thuê tài sản theo quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Bên A tự động cho những bên khác thuê lại mà không có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc sự đồng ý của chủ sở hữu là vi phạm quy định của về cho thuê lại tài sản tại Điều 475 Bộ luật dân sự 2015.

Theo thông tin cung cấp, không có sự thỏa thuận nhưng bên A tự ý cho những bên khác thuê lại, vì vậy bên A là bên vi phạm hợp đồng.

Do đó, bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà theo điểm khoản 2 Điều 132 Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở. Theo đó, điểm c quy định bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong trường hợp bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

 

Được hủy hợp đồng khi bên thuê cho thuê lại lại sản mà không hỏi ý kiến bên cho thuê?

Bên chủ sở hữu có quyền phạt bên A vi phạm hợp đồng theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

“1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại”.

Nguyễn Văn Tuấn

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty Luật TNHH TGS

https://tgslaw.vn- 1900.8698

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật