Trả lời:
Căn cứ pháp lý
Luật sư trả lời
Theo khoản 1, Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.
Bên cạnh đó khoản 2, Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp “nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc”.
Tuy nhiên, trong giao dịch đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất, người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước, khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm (5%) và tối đa là hai mươi phần trăm (20%) giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Trong tình huống đưa ra, cá nhân đã thực hiện việc bỏ cọc và đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với lô đất trúng đấu giá, đây là trường hợp từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 Luật đấu giá tài sản 2016.
Căn cứ điểm đ, khoản 6, Điều 39 Luật đấu giá tài sản 2016, khi từ chối kết quả trúng đấu giá thì người tham gia đấu giá sẽ không được nhận lại khoản tiền đặt trước.
Như vậy, đối với việc bỏ cọc trong giao dịch dân sự thông thường và bỏ cọc trong giao dịch đấu giá quyền sử dụng đất, người đặt cọc đều phải chịu rủi ro. Nếu như ở giao dịch dân sự thông thường thì người bỏ cọc ngoài việc mất tiền đặt cọc, còn phải mất khoản tiền phạt cọc tương đương số tiền đặt cọc trừ khi có thoả thuận khác, thì ở giao dịch đấu giá quyền sử dụng đất pháp luật hiện hành quy định người bỏ cọc chỉ mất khoản tiền đặt cọc (tiền đặt trước).
Xem thêm: Cách lấy lại tiền mà không bị phạt cọc khi mua đất
Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Chế tài khi bỏ cọc mua đất trúng đấu giá?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!