Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực trấn áp người vi phạm giao thông không?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Tối qua tôi đang đi trên đoạn đường Thanh Hà - Hà Đông thì thấy CSGT dùng gậy chỉ huy vào hướng xe vào lề đường do tôi có vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm. Do tôi sợ bị phạt nên đã phóng nhanh bỏ chạy. CSGT dùng gậy chỉ huy phang ngang qua khiến bạn ngồi sau tôi bị chảy máu. Sau đó CSGT có đuổi theo và lập biên bản. Tôi chấp nhận nộp phạt VPHC theo quy định nhưng xin hỏi trường hợp này bạn tôi bị thương, vị CSGT đó có phải bồi thường không? Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực trấn áp người vi phạm giao thông? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA - Thông tư Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông - quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm sát bao gồm:

- Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật;

- Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật;

- Được yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản;

- Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;

- Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trong xử lý vi phạm giao thông đường bộ Cảnh sát giao thông có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: Tạm giữ phương tiện vi phạm; tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề; khám xét phưng tiện vận tải….

 

Nếu hành vi chống đối của người vi phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xét thấy cần thiết phải ngăn chặn bằng biện pháp dùng vũ lực thì Cảnh sát giao thông có thể tấn công đối tượng để không chế. Tuy nhiên, hành vi đánh người này cũng chỉ được coi là hợp pháp nếu thuộc trường hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc “tình thế cấp thiết” đã được Bộ luật Hình sự quy định. Mọi hành vi có tính chất vượt quá giới hạn đều là vi phạm pháp luật.

Như vậy, hiện tại không có quy định nào cho phép Cảnh sát giao thông được đánh người tham gia giao thông. Ngay cả khi người tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông đường bộ. Trường hợp người vi phạm chống đối thì Cảnh sát giao thông có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn; đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính, chứ không được phép đánh người vi phạm

Do đó, trong trường hợp của bạn, việc đánh người là hành vi dùng vũ lực xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Đây là hành vi trái pháp luật; trừ một số trường hợp đánh người trong trường hợp phòng vệ chính đáng trong tình thế cấp thiết. Tùy vào động cơ, mục đích, hậu quả của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Xem thêm5 điều CSGT không được làm khi dừng xe của bạn

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực trấn áp người vi phạm giao thông?’’ dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: tuvan@luatvietnam.vn
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY