Trả lời:
Trường hợp người tiến hành tố tụng được xác định là không vô tư khi làm nhiệm vụ khi là: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo.
Ngoài ra, trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ như Hội thẩm là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo… cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự là người thân thích với nhau.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu Thẩm phán xét xử vụ án là bạn học cũ của bên bị đơn thì đó là căn cứ để xác định người tiến hành tố tụng có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ và Thẩm phán đó sẽ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
Xem thêm: Trường hợp nào được lựa chọn, thay đổi, chỉ định người bào chữa
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!