Trả lời:
Pháp luật hiện nay chưa có quy định về mua trả góp mà chỉ có quy định về hình thức mua trả chậm trả dần. Tuy nhiên, có thể hiểu việc mua hàng trả góp tại một cửa hàng có sự hỗ trợ của công ty tài chính là việc người mua ký kết một hợp đồng mua hàng trả góp với công ty tài chính có điểm giới thiệu dịch vụ tại cửa hàng đó, trong đó quy định về nghĩa vụ phải trả tiền (gồm trả nợ gốc và lãi) theo nhiều kỳ hạn cho tới khi thanh toán xong. Thông thường các hợp đồng cho vay mua hàng trả góp quy định trả tiền định kỳ theo tháng.
Bạn mua 1 chiếc ô tô A nhưng không đủ tiền trả một lần, do đó các cửa hàng bán xe kết hợp với ngân hàng B để hỗ trợ bạn vay thêm khoảng tối đa 70% số tiền, và bạn chỉ cần khoảng tối thiểu là 30% số tiền để có thể sở hữu chiếc ô tô.
Bạn đồng ý vay, thì ngân hàng sẽ làm hồ sơ thế chấp tài sản chiếc ô tô này, và đăng ký tài sản này lên hệ thống quản lý vay giao dịch đảm bảo theo quy định của pháp luật Việt Nam. Lúc này khi chưa trả hết nợ cho ngân hàng thì chiếc xe ô tô A bạn mua trả góp vẫn còn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng và họ có quyền xiết nợ thanh lý tài sản này nếu bạn mất khả năng chi trả gốc và lãi cho họ.
Do đó, xe ô tô bạn mua trả góp nếu chưa trả xong hết nợ cho ngân hàng thì bạn không có quyền đem tài sản này đi mua bán, cầm cố ở tiệm cầm đồ hoặc các công ty tài chính khác. Trong quá trình thực hiện hợp đồng dân sự, bên mua có nghĩa vụ trả tiền theo quy định tại Điều 440 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền
1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
[…]
3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.”
Theo đó, khách hàng có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Đồng thời, bên bán có thể thực hiện các biện pháp phạt vi phạm hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo nội dung đã thỏa thuận.
Nếu bạn cố tình đem cầm cố tài sản bằng tài sản là xe ô tô đã đem đi thế chấp ở ngân hàng là bạn đã vi phạm hợp đồng vay với ngân hàng, do đó đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật, ngân hàng có thể khởi kiện bạn và người nhận cầm cố tài sản này.
Để có quyền đem đi cầm cố, mua bán xe ô tô này thì bạn phải hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán hết lãi và gốc cho ngân hàng và làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp.
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!