Trả lời:
1. Căn cứ pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Bồi thường thiệt hại khi tham gia giao thông là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các bên sẽ căn cứ vào thiệt hại xảy ra trên thực tế, lỗi của các bên vi phạm và sự kiện bất khả kháng để xác định mức độ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trường hợp phải bồi thường thiệt hại.
Cụ thể, căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Tuy nhiên việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Có thiệt hại thực tế xảy ra.
+ Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại.
+ Có lỗi của người có hành vi. Trừ trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc lỗi do nguồn nguy hiểm cao độ (xe máy, ô tô bị mất phanh, hỏng hóc gây tai nạn....) thì chủ phương tiện không có lỗi vẫn phải bồi thường.
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra.
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn có đủ căn cứ chứng minh (bạn có thể dựa vào kết quả kiểm tra của hãng xe mà bạn và chủ xe đem đến kiểm tra thiệt hại) để xác định thiệt hại xảy ra thực tế là xe ô tô bị bạn va chạm chỉ có thiệt hại bị có vết xước sơn và không có bất kỳ vấn đề xảy ra thiệt hại nào khác, bạn đã kịp thời bồi thường thiệt hại (trả tiền sơn lại xe và hãng đã mang đi sơn lại như ban đầu) thì bạn hoàn toàn không phải ký vào cam kết bồi thường thiệt hại. Bên chủ xe không có quyền yêu cầu bạn ký cam kết bồi thường thiệt hại, trong tình huống bạn đã khắc phục hậu quả kịp thời, bồi thường thiệt hại bạn gây ra.
Ngoài ra, việc cam kết bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra trong trường hợp thiệt hại xảy ra nghiêm trọng, chưa thể khắc phục ngay tại thời điểm hiện tại. Việc bên chủ xe yêu cầu bạn cam kết bồi thường thiệt hại đây chỉ được cho là đề xuất thỏa thuận dân sự đơn phương từ một phía của chủ xe, do đó bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn việc không chấp nhận ký vào văn bản cam kết này.
Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Trên đây là nội dung tư vấn về "Cam kết bồi thường thiệt hại được đặt ra trong trường hợp nào?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!