Cài định vị vào điện thoại người khác có phạm luật không?

Câu hỏi: Xin hỏi LuatVietnam: Vợ chồng tôi lấy nhau đã được 5 năm. Gần đây, chồng tôi thường xuyên đi làm sớm nhưng về nhà rất khuya. Tôi nghi ngờ chồng mình ngoại tình nên muốn cài định vị vào điện thoại của chồng mình để kiểm tra và thu thập bằng chứng ngoại tính. Luật sư cho tôi hỏi cài định vị vào điện thoại người khác có phạm luật không? Bị xử phạt thế nào? Xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Cài định vị vào điện thoại người khác có phạm luật không?

Hành vi cài định vị để theo dõi vào điện thoại người khác mà không có sự cho phép của họ là một hành vi vi phạm pháp luật, bởi đây là hành vi xâm phạm quyền riêng tư của con người.

Quyền riêng tư là một quyền cơ bản và quan trọng được bảo vệ bởi pháp luật. Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh:

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình

Đồng thời, khoản 1 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 một lần nữa khẳng định, đời sống riêng tư và bí mật cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ,

Việc thu thập, sử dụng, lưu giữ thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp luật quy định khác.

Ngoài ra, thư tín, điện thoại và các dữ liệu điện tử khác của một người được coi là bí mật cá nhân và cần được bảo đảm an toàn.Theo đó, việc theo dõi, cài đặt định vị vào điện thoại người khác chính là hành vi làm ảnh hưởng đến quyền riêng tư và tự do cá nhân của người khác

Nhà nước đã ghi nhận và bảo vệ quyền riêng tư, bí mật thư tín, điện thoại của công dân, đồng thời cũng ghi nhận các chế tài xử lý khi có vi phạm nhằm bảo vệ tốt nhất các quyền và các lợi ích hợp pháp của công dân trước những ý đồ, hành vi xâm phạm quyền riêng tư, điều tra trái phép của cá nhân, tổ chức khác.

Chính vì vậy, việc cài định vị vào điện thoại người khác mà không được sự cho phép của họ là một hành vi vi phạm pháp luật.

Cài định vị vào điện thoại người khác bị xử phạt thế nào?

Hành vi cài định vị vào điện thoại người khác có thể cấu thành Tội xâm phạm bí mật, an toàn thư tín, điện thoại của người khác.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015, người có hành vi xâm phạm bí mật, an toàn thư tín, điện thoại đã bị xử phạt hành chính nhưng tái phạm thì có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ tối đa là 03 năm.

Cụ thể bao gồm các hành vi phạm tội sau:

- Một là, hành vi chiếm đoạt dưới bất kỳ hình thức nào đối với điện báo, thư tín, fax, telex/ văn bản khác của cá nhân khác được truyền thông qua mạng bưu chính, viễn thông;

- Hai là, hành vi cố ý làm thất lạc, làm hỏng/ cố ý lấy các thông tin, nội dung từ điện báo, thư tín, fax, telex/ văn bản khác của cá nhân khác được gửi bằng mạng bưu chính, viễn thông;

- Ba là, hành vi nghe lén, ghi âm cuộc đàm thoại mà không được người trong cuộc đàm thoại đó cho phép;

- Bốn là, hành vi khám xét, thu giữ điện tín, thư tín một cách trái phép;

- Năm là, những hành vi khác làm xâm phạm bí mật điện tín, thư tín, điện thoại, fax, telex/ các hình thức trao đổi khác về thông tin riêng tư của cá nhân khác.

Nguyễn Đức Hùng

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

0918.368.772

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật