Trả lời:
Xin cấp căn cước công dân tại nơi tạm trú được không?
Do hiện nay, khi Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở Dữ liệu căn cước công dân chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân, việc cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chip hầu hết phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Cụ thể, tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định, khi Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở Dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì nguyên tắc tiếp nhận làm CCCD như sau:
- Cơ quan quản lý CCCD Công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương tiếp nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa phương đó.
- Cơ quan quản lý CCCD Công an cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó; các trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân và cấp lại thẻ CCCD đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
- Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân có yêu cầu và các trường hợp đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.
Trong đó, các trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân hiện hành và cấp lại thẻ CCCD như sau:
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
Vậy những người không có hộ khẩu thường trú thì việc cấp CCCD gắn chip sẽ thực hiện như thế nào?
Trường hợp đã bị xóa đăng ký thường trú, người dân có thể xin xác nhận về việc trước đây đã đăng ký thường trú. Cụ thể, Điều 13 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về thẩm quyền và thủ tục, hồ sơ xác nhận về việc trước đây đã đăng ký thường trú như sau:
- Thẩm quyền xác nhận: Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì có thẩm quyền xác nhận việc công dân trước đây đã có hộ khẩu thường trú.
- Hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh công dân trước đây có hộ khẩu thường trú (nếu có).
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận và trả kết quả cho công dân; trường hợp không xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Nội dung xác nhận bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú, ngày, tháng, năm đăng ký thường trú, ngày, tháng, năm xóa đăng ký thường trú.
Sau khi có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, công dân có thể làm thủ tục nhập khẩu và làm căn cước công dân.
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!