Trả lời:
Về vấn đề TK 335, cần căn cứ khoản 1 Điều 54 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về chế độ Kế toán doanh nghiệp.
Về các khoản chi phí trích trước, căn cứ khoản 2.20 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp: “Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.20. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
+ Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác.
– Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng."
Cả hai trường hợp trên Công ty đã thực hiện trích trước các khoản chi phí thuê xây lắp theo hợp đồng và chi phí mua dụng cụ,... để phù hợp với chuẩn mực kế toán, sau đó các khoản trích trước này được thanh toán đầy đủ vào quý 1 năm sau.
Tuy nhiên, để tránh rủi ro cần chú ý về thời điểm phát hành hóa đơn tránh bị xử phạt:
- Trường hợp 01: Hợp đồng thuê xây lắp xuất hóa đơn tại thời điểm nghiệm thu công trình - khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC;
+ Theo Thông tư số: 10/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 1 năm 2014: Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn tại Điểm a.2) Khoản 3 Điều 11 của thông tư quy định:" Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định."
- Trường hợp 02: Yêu cầu bên bán xuất hóa đơn đúng ngày mua công cụ dụng cụ là ngày 31/12/2019 - khoản 1, 5 Điều 8 Thông tư số: 219/2013/TT- BTC, sau đó nhận được hóa đơn hạch toán vào tháng 1/2020;
+ Trường hợp xuất hóa đơn chậm nhưng lệch năm, bị quy về khai man, trốn thuế, bên bán giao hàng từ năm 2019 sang năm 2020 bên bán mới xuất hóa đơn thì phần hàng giao năm 2019 không xuất hóa đơn để kê khai, nộp thuế bị xử phạt như sau: "Xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo Điểm d Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên. Xử phạt về hành vi kê khai man, trốn thuế GTGT và thuế TNDN của năm trước đó theo Luật số 106/2016/QH13 (truy thu một lần số thuế trốn, phạt chậm nộp 0,03%/1 ngày chậm nộp và phạt bổ sung từ 20% – 300% số thuế trốn đó)".
Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật sư. Chúc bạn và công ty thành công.