Trả lời:
Hợp đồng là văn bản xác lập giao dịch giữa hai bên, theo đó các bên đều có nghĩa vụ tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận đã được xác lập trong hợp đồng. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm, bởi vậy khi một bên vi phạm hợp đồng thì bên còn lại có quyền yêu cầu:
1. Chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện đúng hợp đồng;
2. Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra bao gồm như: bồi thường thiệt hại, phạt, khôi phục lại tình trạng ban đầu……
Cụ thể chế tài xử lý hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại hợp đồng đã được xác lập.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp Hợp đồng đã được xác lập không quy định rõ về trường hợp bồi thường thì các bên áp dụng quy định của pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt hại để có căn cứ xử lý.
Theo Điều 419 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng như sau:
“Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”
Tiếp đó tại Điều 13, Điều 360 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:
"Điều 13. Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ".
"Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.".
Như vậy, có thể thấy rõ ràng Doanh nghiệp của bạn có thể yêu cầu bên chủ nhà có hành vi vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ các tổn thất mà Doanh nghiệp của bạn phải chịu do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định trên do bên chủ nhà gây ra.
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!