Trả lời:
Tặng cho tài sản nói chung và bất động sản nói riêng là một giao dịch dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015. Căn cứ theo Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về “Tặng cho bất động sản” như sau:
“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.
Theo như thông tin mà bạn cung cấp, bố bạn năm nay đã 90 tuổi, không biết chữ và hiện tại nhận thức cũng không được minh mẫn, con cháu trong nhà không còn nhớ rõ ai thì không thể thực hiện thủ tục tặng cho nhà đất. Bởi khi tặng cho bất động sản bắt buộc phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Khi người thực hiện giao dịch dân sự là bố của bạn đang trong tình trạng không minh mẫn thì việc công chứng, chứng thực trên thực tế sẽ không thể tiến hành.
Ngoài ra, bố của bạn cũng không thể để lại di chúc bất động sản đó cho vợ con được vì theo quy định theo điểm a, khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc chỉ hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện, trong đó có điều kiện người lập di chức minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.
Vì vậy, bất động sản mà bố bạn đứng tên chỉ có thể được phân chia theo quy định của pháp luật khi trở thành di sản thừa kế.
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!