Bị xé giấy vay nợ có đòi được tiền không?

Câu hỏi: Xin hỏi LuatVietnam: Bạn tôi đang gặp phải trường hợp bị người vay tiền xé mất giấy vay tiền, tôi muốn hỏi liệu bạn tôi có đòi được tiền nữa không? Mong nhận được tư vấn, tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Đối với hợp đồng vay tiền, tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định khi đến hạn thì bên vay tiền có nghĩa vụ phải hoàn trả tiền lại cho bên cho vay. Do đó, việc bên vay xé giấy vay nợ sẽ không làm chấm dứt hợp đồng vay trước đó và bên vay vẫn có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. 

Trường hợp này nếu bên cho vay có những bằng chứng khác như ghi âm, quay hình, tin nhắn, văn bản xác nhận khác,... thì đây có thể được xem là căn cứ đòi lại tiền cho vay. 

Trường hợp khi tiến hành khởi kiện ra tòa để đòi lại tiền, thì người khởi kiện phải gửi kèm đơn khởi kiện những chứng cứ chứng minh giao dịch cho vay và yêu cầu đòi lại tiền là cơ căn cứ và hợp pháp (Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Tóm lại, việc bên vay xé giấy vay nợ không làm chấm dứt giao dịch dân sự này. Bên cho vay vẫn có quyền đòi lại tiền và có thể tiến hành khởi kiện nếu có các chứng cứ khác để chứng minh giao dịch.

Cách xử lý khi bị xé giấy vay nợ

Cách 1: Đàm phán, thuyết phục

Như đã phân tích tại phần trên việc xé giấy vay nợ không làm chấm dứt giao dịch dân sự vay tiền này. Do đó, bên đi vay vẫn có nghĩa vụ trả nợ và bên cho vay có quyền đòi nợ theo đúng quy định pháp luật. 

Việc đàm phán, thuyết phục giữa các bên phù hợp để thực hiện nhằm không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của các bên. 

Đồng thời đây là cách thức tối ưu trong trường hợp bên cho vay không còn chứng cứ nào khác chứng minh giao dịch cho vay này. 

Nhưng vì giấy vay nợ đã bị xé, nếu bên cho vay không có chứng cứ nào khác chứng minh (tin nhắn, video...) về việc cho vay tiền thì việc khởi kiện ra tòa án có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và kết quả có thể không thuận lợi đối với bên cho vay.

Cách 2: Khởi kiện vụ án dân sự hoặc nộp đơn tố giác nếu có dấu hiệu hình sự

- Đối với trường hợp bên vay có các dấu hiệu phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành (như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản...) thì bên cho vay có thể nộp đơn tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra để tố cáo hành vi vi phạm. 

Cụ thể, các dấu hiệu tội phạm có thể nhận thấy là người vay tiền đã sử dụng thủ đoạn gian dối, người vay có khả năng để trả nhưng cố tình không trả hoặc bỏ trốn,... 

Trường hợp này, vấn đề dân sự sẽ được giải quyết song với việc giải quyết vụ án hình sự. Theo đó, bên vay có thể bị buộc trả lại số tiền đã chiếm đoạt cho bên vay.

- Đối với trường hợp bên vay không có các dấu hiệu tội phạm, bên cho vay có thể tiến hành khởi kiện vụ án dân sự (Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Tuy nhiên, cách này sẽ mất khá nhiều thời gian. 

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, bên cho vay có thể chọn gửi đơn khởi kiện cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay tiền cư trú hoặc làm việc. 

Nếu bên cho vay không biết nơi người vay tiền hiện đang cư trú, làm việc thì có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
 

Xem thêmGiấy vay tiền viết tay, có khởi kiện đòi nợ được không?

Trên đây là nội dung tư vấn về “Bị xé giấy vay nợ có đòi được tiền không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Đức Hùng

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

0918.368.772

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật