Bị thương tại nơi làm việc do đánh nhau có được coi là tai nạn lao động không?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Tôi là nhân viên bảo vệ cho xí nghiệp nhà nước khai thác về khoáng sản. Tôi được phân công bảo vệ kho và phần đất thuộc quyền quản lý của xí nghiệp. Gần đây có một nhóm người ngang nhiên vào phần đất này của xí nghiệp để trồng cây và gây rối, tôi đã cảnh báo họ nhưng họ không chịu nghe. Hai bên có xảy ra xung đột và cả đều bị gây thương tích. Hiện tại tôi đang nằm viện điều trị, vậy trường hợp này của tôi có được hưởng chế độ tại nạn lao động không? Nếu tôi lỡ tay gây thương tích cho họ quá mức cần thiết và bị tòa án xử phạt tù thì tôi còn được hưởng chế độ tai nạn lao động (nếu có) nữa không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 giải thích: tai nạn lao động" là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động và phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Như vậy, có thể nói chức trách nhiệm vụ của bạn là bảo vệ tài sản của xí nghiệp. Tuy nhiên cần phải làm rõ việc bảo vệ tài sản cho xí nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu phát hiện hành vi gây rối, chiếm đoạt tài sản của xí nghiệp thì với nhiệm vụ của một bảo vệ bạn có nghĩa vụ phải ngăn chặn, nếu đã ngăn chặn không được thì có quyền báo lên cấp trên hoặc đề nghị các cơ quan chức năng (như Công an…) để giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Hành vi xung đột và gây thương tích của bạn là hành vi trái pháp luật, có thể bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây không phải là nhiệm vụ được xí nghiệp giao nên được coi là vượt quá quyền và nhiệm vụ được giao khi thực hiện công vụ.

Bởi vậy, theo quan điểm của tôi thì trường hợp của bạn sẽ không được xem xét là tai nạn lao động và không được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Hồng Tâm

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Hồng Tâm

Công ty luật TNHH Chí Công & Thiện Tâm

Luatcongtam.com.vn- 0972810901

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi