Trả lời:
Tại khoản 1 Điều 180 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định: “Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình”.
Như những gì Quý khách nêu trong tình huống thì Quý khách đã ký hợp đồng lao động với chị H bằng văn bản do đó Quý khách hoàn toàn có thể dựa vào các căn cứ pháp lý dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1. Căn cứ theo Điều 183 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động:
“1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động”
Trong tình huống này, Chị H – người sử dụng lao động đã có những hành vi ngược đãi với Quý khách, do đó, chị H đã vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 183 Bộ luật Lao động năm 2012.
2. Căn cứ Điều 37 Bộ luật Lao động 2012:
“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước […]”
Như vậy, khi bị chị H ngược đãi thường xuyên, Quý khách hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt lao động hợp đồng trước thời hạn.
Trong trường hợp thông thường, người lao động phải báo trước 15 ngày cho người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng trong trường hợp này, Quý khách không cần phải báo trước theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 27/2014/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động năm 2012 về lao động là người giúp việc gia đình:
“Điều 11. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
[…]
3. Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Bị người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động;”
3. Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 27/2014/NĐ – CP quy định về tiền lương ngừng việc thì “Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác”
Xét tình huống Quý khách trình bày thì Quý khách nghỉ việc hoàn toàn là do bị chị H ngược đãi nên chị H phải thanh toán đủ tiền lương cho Quý khách theo quy định của pháp luật.