Bị bệnh tâm thần gây thương tích cho người khác có vi phạm pháp luật?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Em trai tôi do bị bệnh tâm thần mà nhiều lúc không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. A là hàng xóm của nhà tôi thường xuyên có những hành vi trêu chọc em trai tôi. Một lần, A và em trai tôi đang nói chuyện thì bỗng dưng em tôi chạy vào nhà lấy gậy mà đánh A bị gẫy tay. Xin hỏi trường hợp này, em tôi mắc bệnh tâm thần thì có bị xử phạt theo quy định của luật không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Người tâm thần được hiểu là những người có tâm lý hoặc hành vi cá biệt được cho là gây ra đau khổ, mất khả năng cư xử cũng như phát triển bình thường.

Để khẳng định một NGƯỜI BỊ TÂM THẦN hay không thì căn cứ Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (bị tâm thần) khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

Hình phạt đối với Tội cố ý gây thương tích được quy định chi tiết tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015. Mặt khác, Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, khi họ thực hiện hành vi phạm tội, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng bị tâm thần thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, tùy vào thời điểm nào người phạm tội bị tâm thần thì sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi bị người tâm thần “đánh” gây thương tích gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.

Nếu người giám hộ cho người bị tâm thần không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình;

Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Xem thêm: Hàng xóm bị tâm thần thường xuyên gây rối, phải làm sao?

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Đức Hùng

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

0918.368.772

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi