Bị bác đơn ly hôn, khi nào được nộp lại?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Chồng tôi bị liệt cách đây 5 năm. Chồng thường xuyên có hành vi chửi mắng tôi. Do mâu thuẫn hôn nhân kéo dài, một mình tôi kiếm tiền nuôi chồng và 2 con nhỏ nên tôi thấy rất mệt mỏi. Nay tôi muốn nộp đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án bác đơn với lý do chồng tôi bị liệt, nếu ly hôn thì không có ai chăm sóc. Cho tôi hỏi bị tòa án bác đơn ly hôn, khi nào được nộp đơn lại? Căn cứ pháp lý? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Bị tòa án bác đơn ly hôn, khi nào được nộp đơn lại?

Căn cứ các quy định pháp luật hiện nay trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, không có quy định nào về thời gian nộp đơn ly hôn lại sau khi bị Tòa án bác đơn.

Tuy nhiên căn cứ điểm c, Mục 10 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP có quy định sau:

10. Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Điều 91)

[...]

c. Cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng chưa quy định, nhưng đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn.

Theo đó, đối với trường hợp một bên đơn phương nộp đơn ra tòa mà bị tòa án bác đơn, thì thời gian nộp lại đơn ly hôn khác là sau một năm sau.

Ly-hon

Căn cứ bác đơn ly hôn của tòa án là gì?

Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định

Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Ngoài ra tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, căn cứ để Tòa án có thể bác đơn trong các trường hợp sau:

+ Không có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

+ Không có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia trong trường hợp Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu trên.

+ Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Xem thêm: Nộp lại đơn ly hôn lần nữa khi đã rút được không?

Trên đây là nội dung tư vấn về "​​​Bị bác đơn ly hôn, khi nào được nộp lại?​” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Hoàng Tuấn Vũ

Được tư vấn bởi: Luật sư Hoàng Tuấn Vũ

Công ty luật TNHH Tuệ Anh

090 165 9868

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi