Trả lời:
Căn cứ khoản 1, Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định:
Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn
1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Như vậy, biện pháp ngăn chặn được áp dụng khi có một trong bốn căn cứ:
Một là, để kịp thời ngăn chặn tội phạm.
Hai là, khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
Ba là, khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội.
Bốn là, để bảo đảm thi hành án.
Hiện nay, không có quy định pháp luật cụ thể về truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, căn cứ các quy định của Bộ luật hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự có thể được hiểu là việc buộc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ gây ra theo tội danh và hình phạt quy định tại Bộ luật Hình sự.
Người đang bị truy cứu TNHS là người đang trong thời gian bị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự như khởi tố, điều tra; truy tố và xét xử. Trong thời gian này, người bị truy cứu TNHS có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bằng hình thức tạm giam hay cấm đi khỏi nơi cư trú.
Ngoài ra, căn cứ khoản 1, Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định:
Điều 123. Cấm đi khỏi nơi cư trú
1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Đối chiếu quy định pháp luật nêu trên, biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng đối với bị can, bị cáo. Theo đó:
Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự (Điều 60 BLTTHS).
Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử (Điều 61 BLTTHS).
Như vậy, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn có thể được coi là đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xem thêm: Căn cứ để tạm giữ hình sự là gì? Thời hạn tạm giữ bao lâu?
Trên đây là nội dung tư vấn về "Bị áp dụng biện pháp ngăn chặn có được coi là bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!