Trả lời:
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
2. Tư vấn của luật sư
Theo khoản 2 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ thai sản đo sẩy thai, cụ thể như sau:
“1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú”.
Như vậy, hồ sơ hưởng chế độ thai sản cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Ngoài ra, trong trưởng hợp của bạn do bị sẩy thai thì cần chuẩn bị thêm bản sao hoặc bản chính Giấy ra viện nếu bạn điều trị nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh, còn nếu bạn điều trị ngoại trú thì bạn phải cần có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng chế độ thai sản do sẩy thai.
Mặt khác, tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định yêu cầu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hợp lệ, cụ thể như sau:
- Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
- Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, nếu Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH của bạn đáp ứng đủ điều kiện trên thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thai sản do sẩy thai. Vì vậy, nếu Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH do cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động (không phân biệt tư nhân hay công lập) và đáp ứng đủ các điều kiện còn lại thì việc công ty từ chối tiếp nhận hồ sơ yêu cầu hưởng chế độ thai sản do sẩy thai đối với trường hợp của bạn là trái pháp luật. Bạn có thể khiếu nại nên người quản lý công ty để được giải quyết.
Xem thêm: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: 5 điều cần biết
Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH có hợp lệ không? “ dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!