Bên bán nhầm lẫn đối tượng hợp đồng thì có thể đòi lại tài sản đã bán không?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Ông A là chủ sở hữu của bức tranh X – vốn được truyền trong gia đình là tác phẩm của danh họa Y. Tuy nhiên, ông A đã nhận được lời tư vấn của một chuyên gia mỹ thuật có tiếng rằng “ thực ra đây không phải là tác phẩm của danh họa Y mà là tác phẩm của họa sĩ Z, tuy cùng thuộc trường phái hội họa đó nhưng kém tên tuổi hơn, và do đó nó chỉ có giá khoảng 200 triệu”. Trên cơ sở lời tư vấn đó, ông A đã bán bức tranh cho ông B với giá 250 triệu đồng. Ông B bán lại cho ông C với giá 300 triệu đồng, sau đó ông C đã tặng bức tranh cho bảo tàng mỹ thuật Hà Nội, và phát hiện ra bức tranh X hiện nay đang được đặt đúng trong bộ sưu tập các tác phẩm nổi tiếng của danh họa Y. Chuyên gia bảo tàng cho ông A biết, sau khi nhận được bức tranh từ C , bảo tàng đã tìm ra bằng chứng xác thực rằng đó chính là tác phẩm của danh họa Y, và hiện nay giá của bức tranh vào khoảng 5 tỷ đồng. Biết được điều này ,ngay lập tức, ông A đề nghị bảo tàng mỹ thuật Hà Nội trả lại bức tranh cho mình, đồng thời chấp nhận tặng lại cho bảo tàng 300 triệu đồng, tuy nhiên phía Bảo tàng Hà Nội đã từ chối. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, với câu hỏi của bạn, Luật sư có ý kiến tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, bức tranh ban đầu thuộc sở hữu của ông A, nhưng sau đó ông A đã bán cho ông B với giá 250 triệu đồng. Ông B bán lại cho ông C với giá 300 triệu đồng. Ông C tặng bức tranh đó cho Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội (Bảo tàng). Như vậy, ông C là người xác lập giao dịch tặng cho bức tranh với Bảo tàng. Như vậy, ông A không có quyền yêu cầu Bảo tàng phải trả lại bức tranh cho mình.

Mặt khác, khi bán bức tranh cho ông B, ông A hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo và tự nguyện. Lời nhận định của “chuyên gia mỹ thuật có tiếng” trước khi ông A bán bức tranh cho ông B không thể coi là một căn cứ khiến ông A nhầm lẫn về giá trị của bức tranh. Trong giao dịch này, ông A và ông B đã đạt được mục đích của mình khi tham gia giao dịch. Do đó, giao dịch không thuộc trường hợp vô hiệu do bị nhầm lẫn. Đồng thời lỗi xác định giá trị bức tranh chủ yếu là lỗi của Ông A nên không thể quy trách nhiệm cho người mua hay nói cách khác những người mua thứ cấp tiếp theo không có lỗi.

Bởi vậy, ông A không có căn cứ rõ ràng để yêu cầu và Bảo tàng phải giao bức tranh của danh họa Y lại cho ông A.

Tuy nhiên, nếu có đủ chứng cứ thì ông A có thể khởi kiện ra tòa án nơi có thẩm quyền để kiện chuyên gia mỹ thuật đã nhận định sai khiến ông thiệt hại về giá bán bức tranh không đúng với thị trường.

Xem thêmCách lấy lại tài sản thừa kế đã bị bán

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi bên bán nhầm lẫn đối tượng hợp đồng thì có thể đòi lại tài sản đã bán không dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Hồng Tâm

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Hồng Tâm

Công ty luật TNHH Chí Công & Thiện Tâm

Luatcongtam.com.vn- 0972810901

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi