Bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình như thế nào?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Ngày 1/1/2020, anh A có bán chiếc xe ô tô X này cho anh B. Ngày 13/2/2022, anh B có bán đấu giá chiếc xe ô tô này tai Tổ chức đấu giá Y. Tôi là người trúng đấu giá tài sản này. Tuy nhiên, ngay sau khi trúng đấu giá tài sản này, tôi không có đăng ký thủ tục sang tên xe. Ngày 13/6/2022, TAND tuyên giao dịch mua bán xe giữa anh A và B là vô hiệu, đồng thời, tòa án yêu cầu tôi phải hoàn trả lại chiếc xe cho chủ sở hữu. Vậy trong trường hợp trên, tôi có phải buộc hoàn trả lại tài sản trúng đấu giá trên không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Với trường hợp của bạn, Luật sư trả lời như sau:

Chỉ khi giao dịch giữa các bên bị coi là vô hiệu thì bạn mới phải hoàn trả tài sản đã nhận. Tuy nhiên, trường hợp này bạn là người thứ ba ngay tình khi bạn nhận được tài sản thông qua trung tâm bán đấu giá hợp pháp. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 về việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu:

“Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa”.

Khoản 3 Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định : “Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại”.

Việc người thứ 3 có được tài sản là do đấu giá mà có được, chiếc ô tô là do giao dịch của anh A và anh B từ trước đó. Khi giao dịch thì cả hai người này đã không đúng theo những thỏa thuận của một hợp đồng và dẫn đến việc giao dịch dân sự đó bị vô hiệu. Nhưng giao dịch của người thứ ba thông qua trung tâm bán đấu giá tài sản không bị coi là vô hiệu.

Do đó, Luật sư nhận định giao dịch này đã đầy đủ các điều kiện để phát sinh hiệu lực theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Xem thêmQuyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi mua tài sản do trộm cắp mà có

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình như thế nào dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Hoàng Trọng Giáp

Được tư vấn bởi: Luật sư Hoàng Trọng Giáp

Công ty Luật TNHH Hoàng Sa

http://luathoangsa.vn- 0914522626

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi