Bán vé số có vi phạm pháp luật không?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Vợ và con tôi do gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên đi bán vé số để kiếm sống, vừa qua công an đến bắt và thu hồi toàn bộ vé số đồng thời bắt vợ và con tôi (9 tuổi) đi trường giáo dưỡng, tôi hỏi lý do thì họ từ chối làm việc. Vậy, luật sư cho tôi hỏi bán vé số có vi phạm pháp luật không, trường hợp này tôi phải xử lý như thế nào, xin cảm ơn!

Trả lời:

Hiện nay, vấn đề lao động chưa thành niên được quy định cụ thể tại Điều 143 Bộ Luật lao động 2019, cụ thể, độ tuổi tối thiểu mà người lao động có thể làm việc là từ đủ 13 tuổi với điều kiện chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục 1 do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ban hành. Đó là những việc như:

- Biểu diễn nghệ thuật.

- Vận động viên thể thao.

- Lập trình phần mềm.

- Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã.

- Các nghề truyền thống phải trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong…

- Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian; nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, ...

- Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.

- Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).

- Nuôi tằm.

- Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.

- Chăn thả gia súc tại nông trại.

- Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản.

- Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

Ngoài ra, nếu người lao động chưa thành niên ở độ tuổi chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ Luật lao động, cụ thể là các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với trường hợp trên, căn cứ các quy định đã nêu trên, trẻ em 9 tuổi không được phép trở thành người lao động, trường hợp này có thể bị xem là hành vi bóc lột trẻ em theo khoản 3 Điều 6 Luật trẻ em 2016.

 Căn cứ theo điểm c và điểm d khoản 3 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, cá nhân bắt trẻ em đi bán vé số để trục lợi cho bản thân sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và theo khoản 4 và khoản 5 Điều 23 Nghị định này, cá nhân trên có thể bị phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính liên quan đến hành vi vi phạm. Ngoài ra, còn có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm.

Xem thêm: Phạt tiền đến 5 triệu đồng nếu bắt trẻ em làm việc nhà quá sức

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Bán vé số có vi phạm pháp luật không?​​” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn! 

Phạm Minh Hoàng

Được tư vấn bởi: Luật sư Phạm Minh Hoàng

CÔNG TY LUẬT TNHH VSE LAWYERS

0938 683 594

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi