Trả lời:
Vấn đề này được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14-11-2015 của Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao và Bộ Tư pháp (sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP) hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS 1999 (Tuy Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực nhưng Thông tư liên tịch này vẫn còn được áp dụng).
Theo đó, khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định về việc sửa đổi, bổ sung tiết 1.4 mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch số 17/2007 như sau: “Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi [...] thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS [...]”.
Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP cũng quy định:
“Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy [...] nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy [...] thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy”.
Như vậy có thể kết luận, nếu Người thực hiện hành vi phạm tội ý thức được đó không phải chất ma túy khi bán thì sẽ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời nếu Người thực hiện hành vi phạm tội ý thức chất mà mình bán là chất ma túy (cho dù thực tế đó không phải chất ma túy) thì vẫn bị xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!