Ai sẽ giành được quyền nuôi con khi cả hai vợ chồng có điều kiện ngang nhau?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Tôi và chồng tôi quyết định ly hôn đơn phương do không thỏa thuận được ai là người nuôi con trực tiếp. Chúng tôi có 1 con chung, cháu năm nay 5 tuổi, tôi và chồng tôi có điều kiện ngang nhau về vật chất và tinh thần, không ai có bất kỳ vi phạm nào, chỉ là cuộc sống hôn nhân không hợp nên chúng tôi quyết định ly hôn. Vậy, luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này tòa sẽ căn cứ vào những yếu tố nào để xác định người có quyền nuôi con? Tôi cần phải làm gì để giành được quyền nuôi con? Xin cảm ơn!

 

Trả lời:

I. Căn cứ pháp lý

- Luật số 52/2014/QH13 về Hôn nhân và Gia đình.

II. Giao con cho cha/mẹ

Khoản 2 Điều 81 LHNGĐ 2014 quy định:

“2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận giữa cha và mẹ của người con để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Do đó, cha, mẹ của người con có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau đối với con vào thời điểm trước, trong hoặc sau khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng hay quan hệ chung sống như vợ chồng.

Khi cha, mẹ của người con không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn ngoài những điều kiện nêu trên còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, như chỗ ở, thu nhập, thời gian chăm sóc con… của mỗi bên, nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Do đó các bên cần thu thập các tài liệu, bằng chứng chứng minh mình đáp ứng các điều kiện chăm sóc con như:

– Về tình cảm và sự quan tâm yêu thương lo lắng của cha mẹ với con:

Thực tế cho thấy Cha mẹ có thực sự quan tâm, yêu thương con thật lòng thì mới có thể dành nhiều thời gian, công sức để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con. Sự quan tâm, chăm lo không phải ngày một ngày hai mà phải diễn ra trong thời gian dài và đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại của cha và mẹ. Như vậy, các tài liệu, bằng chứng chứng minh sự quan tâm lo lắng của cha mẹ với con trước khi ly hôn là một trong các chứng cứ để Toà án xem xét giải quyết, đó có thể là ảnh chụp đưa đón con đi học, họp phụ huynh, ảnh chụp khi đưa con đi chơi, du lịch, ...

– Các điều kiện về vật chất:

Đây là các tài liệu chứng minh nguồn thu nhập ổn định, hợp pháp của cha, mẹ. Đó có thể là thu nhập từ lao động như: Hợp đồng lao động, sao kê bảng lương, sao kê tài khoản lương. Thu nhập từ các nguồn khác như: Sổ tiết kiệm, Chứng nhận cổ phần cổ phiếu, trái phiếu, cho thuê tài sản…

– Điều kiện về chỗ ở:

Một trong những điều kiện khi chứng minh điều kiện nuôi con đó là chỗ ở của mỗi bên vợ chồng sau ly hôn. Quy định của pháp luật không có quy định bắt buộc là người nhận nuôi con phải có tài sản riêng là Nhà đất thì mới được nuôi con, tuy nhiên nếu đặt trong tình huống vợ chồng đều muốn giành quyền nuôi con trong khi các điều kiện khác của hai bên là như nhau thì quyền trực tiếp nuôi con sẽ được Toà án ưu tiên giao cho người có điều kiện về chỗ ở ổn định. Điều này xuất phát từ thực tế, nếu một người không có nơi cư trú cố định nay đây mai đó và thường xuyên phải thay đổi chỗ ở sẽ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và học tập của con.

– Điều kiện về thời gian chăm sóc, giáo dục:

Việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục con cần rất nhiều thời gian và công sức. Ở các độ tuổi khác nhau các con có sự thay đổi về nhận thức, tâm lý và tình cảm của con trẻ, do đó yêu cầu người trực tiếp nuôi con phải dành thời gian quan tâm, quan sát để kịp thời giáo dục dạy dỗ các con. Nếu một người làm các công việc có tính chất đặc thù như thường xuyên vắng nhà vì phải đi công trình, đi công tác dài ngày, lái xe đường dài, hoặc người đó làm công việc quá bận rộn mất nhiều thời gian thì sẽ không có điều kiện về thời gian để chăm sóc giáo dục con.

– Về môi trường sống và sinh hoạt:

Môi trường sống của con người nói chung bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, nhận thức của con người. Đối với con trẻ môi trường của chúng là gia đình và nhà trường và môi trường này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, tình cảm của con. Do đó trường hợp một bên cha hoặc mẹ sống lành mạnh và bên thì hoàn toàn ngược lại. Căn cứ vào các quyền lợi mọi mặt của con, Toà án sẽ Quyết định giao con cho thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho con trẻ.

quyen-nuoi-con-sau-ly-hon

Theo đó, người được nuôi con phải chứng minh được trước Tòa án về bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con và có đủ các điều kiện đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con; Ngoài ra, một trong hai người có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái (thu nhập không ổn định, không có thời gian chăm sóc…).

Xem thêm: Những câu hỏi Toà sẽ hỏi khi ly hôn [cần chuẩn bị trước]

Trên đây là nội dung tư vấn về "Ai sẽ giành được quyền nuôi con khi cả hai vợ chồng có điều kiện ngang nhau?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Phạm Minh Hoàng

Được tư vấn bởi: Luật sư Phạm Minh Hoàng

CÔNG TY LUẬT TNHH VSE LAWYERS

0938 683 594

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi