Trả lời:
I. Căn cứ pháp lý
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
- Luật Hôn nhân & Gia đình 2000.
II. Nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 03/01/1987
Căn cứ điểm d mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001, nam nữ được coi là sống chung với nhau như vợ chồng khi đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức lễ cưới;
- Được gia đình chấp thuận;
- Việc chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình
Theo đó, thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Vào 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) là thời điểm không bắt buộc mà chỉ khuyến khích đăng ký kết hôn. Như vậy, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 dù có đăng ký kết hôn hay không có đăng ký kết hôn thì vẫn được công nhận là vợ chồng.
Kể cả khi sau này mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Do vậy, trong trường hợp này, quan hệ vợ chồng khi hai người chung sống với nhau từ trước 03/01/1987 được xem là hợp pháp.
III. Hậu quả pháp lý của việc đăng ký kết hôn khi chưa ly hôn
Vì thời điểm thực hiện đăng ký kết hôn là năm 2007, do đó Luật áp dụng để giải quyết trong trường hợp này là Luật HNGĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn vào thời điểm này.
Theo đó, tại Điều 4 Luật HNGĐ năm 2000 có quy định về các hành vi bị cấm kết hôn, gồm:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác”
Do đó khi đang trong mối quan hệ vợ chồng thì không thể đăng ký kết hôn với người khác. Để có thể kết hôn tiếp thì cần thực hiện các thủ tục ly hôn, sau đó đăng ký kết hôn nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn. Vì vậy trong trường hợp này là vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình.
*Kết hôn khi chưa ly hôn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính
Tại điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định về các hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, vi phạm quy định về ly hôn như sau:
“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
…”
* Kết hôn khi chưa ly hôn có thể bị xử lý hình sự
Việc kết hôn khi chưa ly hôn là vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng. Pháp luật hình sự đã có biện pháp xử lý trường hợp này quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật hình sự 2015. Quy định cụ thể như sau:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác …, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.”
Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn: Hồ sơ, trình tự thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn về "Xác định quan hệ hôn nhân hợp pháp trong trường hợp có 2 vợ?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!