Ý thức là gì? Bản chất của ý thức là gì?

Lý luận về khái niệm ý thức là gì luôn là chủ đề gây tranh cãi giữa các trường phái triết học và tâm lý học. Tại sao lại có sự mâu thuẫn này, mời bạn đọc cùng LuatVietnam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Ý thức là gì? Ví dụ về ý thức 

Theo quan điểm triết học Marx-Lenin, ý thức là sự phản ánh chân thật thế giới khách quan vào bộ óc con người. Nó có sự thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử. Từ đó, ý thức tác động vào sự đổi mới và tạo động lực phát triển của xã hội. Ý thức có mối quan hệ biện chứng với vật chất.

Ví dụ:

Từ thời kỳ nguyên thuỷ, con người đã có ý thức trong việc tìm tòi, nghiên cứu chế tạo công cụ lao động. Từ các công cụ thô sơ đến khi phát triển thành máy móc khoa học hiện đại như hiện nay. Những công cụ này phục vụ đời sống con người tiến bộ.

Y-thuc-la-gi_
Ý thức là gì (Ảnh minh họa)

Ngoài ra theo tâm lý học, ý thức chính là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất mà chỉ ở con người mới có. Nó được phản ánh thông qua cử chỉ, lời nói, hành động, suy nghĩ. Đó là những gì mà con người đã tiếp thu được thông qua quá trình giao tiếp với thế giới khách quan. Về cơ bản, ý thức là nhận thức của cá nhân về bản thân và thế giới xung quanh.

Ta có thể thấy sự khác biệt trong khái niệm ý thức giữa quan điểm triết học và tâm lý học bắt nguồn từ sự khác biệt về cách tiếp cận định nghĩa này. Tuy nhiên, hai lĩnh vực này đều cố gắng tìm hiểu và giải thích ý thức qua những khía cạnh tiếp xúc với bản chất con người đa chiều và toàn diện.

Nếu vậy bản chất thực sự của ý thức là gì thông qua ý nghĩa “phản ánh chủ quan của thế giới khách quan"? Phần tiếp theo sẽ giải thích rõ hơn về các khía cạnh bản chất này.

2. Bản chất của ý thức là gì? 

Theo chủ nghĩa duy vật, bản chất của ý thức là sự phản ánh những hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nghĩa là, ý thức trở thành tấm gương phản chiếu thế giới nhưng không giống hoàn toàn. Nó phụ thuộc vào nhận thức, suy nghĩ và cảm nhận về thế giới xung quanh của một chủ thể. Đây chính là điểm khác biệt tạo nên bản chất của ý thức.

Karl Marx đã nói:“ ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó.”

Các yếu tố đặc trưng cho bản chất của ý thức bao gồm tính tự chủ, tính sáng tạo và tính xã hội.

  • Tính tự chủ: Bộ não con người có thể tiếp thu nội dung giống nhau, nhưng lại sinh ra nhiều chiều hướng suy nghĩ khác nhau. Nó là một cá thể độc lập, thuộc phạm vi chủ quan. Nên ý thức gần như mang hình ảnh tinh thần, nó có định hướng, có lựa chọn dựa vào cơ sở vật chất.

ban-chat-cua-y-thuc
Bản chất của ý thức chính là sự cá nhân hoá thế giới quan của mỗi người
đối với xã hội (Ảnh minh họa)
  • Tính sáng tạo: Biểu hiện ở dạng vật chất di chuyển vào não bộ con người và cải biến thành cái tinh thần. Nó được thể hiện rất phong phú, đa dạng và trừu tượng hoá, dựa trên cái đã có sẵn để tạo ra một cái mới chất lượng hơn, phát triển hơn về sự vật, hiện tượng và con người.

    Và đôi khi ý thức có thể tưởng tượng, giả tưởng về một hiện tượng không có thật. Dự đoán về tương lai, thời tiết, tiên tri, những lý thuyết khoa học hết sức trừ tường và khái quát cao. Nó có thể thông qua hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Nhưng dù dưới dạng nào cũng đều dựa vào tiền đề vật chất, hoạt động thực tiễn. Phản ánh và sáng tạo chính là hai mặt thuộc bản chất ý thức.

  • Tính xã hội: Ý thức trong bất kì tình huống nào đều là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội, còn gọi là thế giới khách quan của con người, tạo ra một sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo, tư duy và phát triển hơn.

“Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm của xã hội, và vẫn như vậy đến chừng nào con người còn tồn tại.” Karl Marx

Ý thức là sản phẩm tồn tại của xã hội. Nó bắt nguồn từ xã hội, hình thành do nhu cầu tiến bộ và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trải qua các thời kỳ phát triển từ đồ đá đến phát minh các khoa học hiện đại, tiên tiến.

Ví dụ:

Từ thời kỳ tiền sử, một loài vượn đã tiến hoá thành con người. Và để sống sót, từ việc ăn trái cây, người ta đã biết tạo ra lửa, biết canh tác để có lương thực và tạo ra các công cụ phục vụ lao động. Và đó là kết quả, thành tựu của hoạt động vật chất có tính xã hội của con người.

Những yếu tố trên góp phần đưa ý thức trở thành dấu mốc tinh thần trong sự phát triển tự nhiên của lịch sử nhân loại. Vậy nguồn gốc hình thành ý thức là gì?

3. Nguồn gốc của ý thức 

Thế giới khách quan tác động trực tiếp vào bộ não con người để tạo ra khả năng hình thành ý thức. Có hai nguồn gốc tác động trực tiếp vào ý thức bao gồm:

3.1 Nguồn gốc tự nhiên

Nó được thể hiện dưới nhiều hình thức như: phản ánh vật lý, sinh lý, hoá học, tâm lý và phản ánh năng động, sáng tạo. Từ đó chúng có sự phân cấp từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

Đầu tiên, nói đến phản ánh vật lý, hoá học. Đây là hình thức đơn giản nhất ở vật chất vô sinh. Nó được thể hiện qua sự biến đổi về cơ – lý – hoá khi có tác động qua lại giữa những vật chất này, tạo nên sự thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất lý – hoá qua quá trình tác động. Đây là sự phản ánh mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật chất tác động.

Cao hơn là phản ánh sinh học trong giới hữu sinh, được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng và tính phản xạ. Nó thay đổi để phù hợp, thích nghi với sự biến đổi của thế giới quan. Bộ óc con người là sản phẩm đặc biệt và tinh vi nhất trong tự nhiên qua quá trình tiến hoá này. Từ đây, việc phản ánh thế giới quan được nâng lên một tầng cao mới. Khi ý thức bước vào thời kỳ mang tính xã hội mạnh mẽ của loài người.

3.2 Nguồn gốc xã hội

Ý thức được xem là một sản phẩm của xã hội và văn hóa, và được hình thành thông qua quá trình tương tác giữa con người và môi trường sống. Kết quả của quá trình phát triển này đặc trưng bởi yếu tố lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, quá trình hình thành ý thức đòi hỏi sự tác động tích cực của con người lên thực tiễn.

Thực tế, nhờ vào lao động của mình, con người đã tác động lên các đối tượng hiện hữu xung quanh. Họ nghiên cứu những thuộc tính, kết cấu và quy luật vận động của các đối tượng đó. Những hiện tượng xảy ra tác động vào bộ óc con người và giúp cho ý thức được hình thành.

ngon-ngu-và-giao-tiep-la-nhung-dieu-kien-hinh-thanh-phat-trien-y-thucNgôn ngữ và mối quan hệ xã hội là những điều kiện để hình thành phát triển ý thức (Ảnh minh họa)

Việc sử dụng ngôn ngữ và các quan hệ xã hội cũng góp phần tạo ra ý thức. Ngôn ngữ cho phép con người biểu đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình và chia sẻ chúng với những người khác. Trong khi các quan hệ xã hội cho phép con người tương tác với những người khác trong xã hội và học hỏi với nhau trong cộng đồng.

Nhờ lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội, con người đã tác động lên thực tế và tạo ra các hiện tượng, từ đó tác động trở lại lên bộ óc con người và giúp cho ý thức được hình thành. Đúc kết lại, ý thức được hình thành thông qua một quá trình tương tác phức tạp giữa con người và môi trường xung quanh.

4. Ý thức phụ thuộc vào thế giới khách quan như thế nào?

Theo như Lênin nói “ sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế, trong trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và sau? Ngoài hạn chế đó thì không còn nghi ngờ gì nữa đằng sau sự đối lập đó là tương đối”

Nghĩa là, vật chất là môi trường sống, là hệ sinh thái, chúng có trước, còn ý thức có sau. Vật chất quyết định ý thức, còn ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào bộ não con người. Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức, nếu không có sự tác động của thế giới quan xung quanh thì sẽ không sinh ra ý thức.

Ý thức là một dạng vật chất được bộ não con người tiếp nhận, dựa trên cái có sẵn để cải tiến nó thành dạng tinh thần, cảm xúc và hành động. Vật chất là nền móng quyết định bản chất, phương thức và kết cấu của ý thức.

Dựa trên vật chất, ý thức tự do sáng tạo và phát triển. Nó sẽ phân thành ý thức tích cực và tiêu cực. Nếu ý thức phản phù hợp với thực tế của thời đại, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các điều kiện vật chất. Và ngược lại, nếu không phù hợp với thời đại, nó sẽ bị kìm hãm, khó phát triển. Nhưng nó chỉ là tạm thời, thế giới khách quan nó vẫn luôn vận hành và buộc con người phải thích nghi, thay đổi để phù hợp với nó.

5. Cơ quan vật chất của ý thức là yếu tố nào?

Trong các loài, con người là động vật có tính xã hội phức tạp nhất. Đó là kết quả hoạt động phát triển thần kinh vượt trội của trí óc con người, nhất là các vùng tham gia vào quá trình nhận thức như tri giác, tình cảm, ý chí. Các tế bào thần kinh và mạng lưới thần kinh trong não được coi là cơ quan chính tạo ra và kiểm soát ý thức.

Tri-tue-con-nguoi-co-vai-tro-cot-loi-den-y-thuc-ca-nhan-va-xa-hoiTrí óc con người đóng vai trò cốt lõi cho sự hình thành ý thức cá nhân và xã hội (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, các giác quan khác bao gồm những bộ phận cảm giác (mắt, tai, mũi, miệng và da) và các cơ và khớp đóng vai trò thông tin quan trọng. Ảnh hưởng đến hoạt động tư duy và hình thành ý thức của con người.

Bộ não con người càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh càng có hiệu quả, từ đó ý thức con người cũng phong phú và khách quan.Những quan niệm về đạo đức, chuẩn mực xã hội… xuất hiện tạo nên một xã hội văn minh. Với trí tò mò con người cũng đã tìm tòi, nghiên cứu, và giải đáp, nắm vững các quy luật thiên nhiên thông qua sự quan sát và quá trình lao động. Từ đó mà tư duy thúc đẩy con người phát triển khoa học, tôn giáo, tư duy triết học vả nhiều lĩnh vực khác.

Thế giới quan là tiền đề để phát triển ý thức. Nó là cái nôi nuôi dưỡng cho sự tự do, sáng tạo của ý thức, giúp thế giới quan có sự trật tự, có pháp luật, công bằng, văn minh, lịch sự, trí tuệ và lý lẽ sống nhất định. Con người chính là minh chứng tốt nhất cho một xã hội có đang phát triển hay không. Đây là sự kết hợp hài hoà, đổi mới và phát triển giữa con người và môi trường sống.

Như vậy, chúng ta đã có thể hiểu được ý thức là gì và biết thêm những quan điểm triết học xoay quanh hiện tượng này. Mặc dù, mâu thuẫn về sự xuất hiện và nguyên lý hoạt động của ý thức vẫn còn có những ẩn khuất chưa có lời giải đáp chính xác. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về ý thức thực sự đã đem lại rất nhiều ý nghĩa to lớn mang tính thời đại và tương lai.

Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Kế toán là gì theo Luật kế toán? Nhiệm vụ, vai trò của kế toán

Kế toán là gì theo Luật kế toán? Nhiệm vụ, vai trò của kế toán

Kế toán là gì theo Luật kế toán? Nhiệm vụ, vai trò của kế toán

Kế toán đóng vai trò là bộ phận cốt lõi không thể thiếu trong bộ máy vận hành của doanh nghiệp. Khi tìm hiểu về ngành kế toán, những câu hỏi về kế toán là gì, chức năng và nhiệm vụ của kế toán nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó.