1. Y sĩ là gì?
- Khái niệm y sĩ
Điều 26 Luật Khám chữa bệnh năm 2023 quy định chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề là:
“a) Bác sĩ
b) Y sĩ
…”
Từ những quy định trên có thể hiểu, Y sĩ là một ngành trong lĩnh vực y tế. Y sĩ tham gia hỗ trợ bác sĩ hầu hết tất cả mọi công việc từ sổ sách hồ sơ, khám chữa bệnh thông thường cho đến việc tư vấn các hướng điều trị cho bệnh nhân theo quy định phân công
Có thể nói y sĩ là bộ phận rất quan trọng giúp điều tiết và sắp xếp các công việc đúng quy định, nhanh chóng nhất, giảm tâm lý chờ đợi cho người bệnh và người nhà yên tâm khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
2. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn trở thành y sĩ theo quy định
2.1 Nhiệm vụ của y sĩ
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV, y sĩ có các nhiệm vụ như sau:
“a) Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình;
b) Tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và quản lý sức khỏe cộng đồng khu vực phụ trách;
c) Xây dựng kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y tế trong phạm vi phụ trách;
d) Xây dựng tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có kế hoạch quản lý các nguồn thuốc; xây dựng phát triển thuốc nam, kết hợp ứng dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh;
đ) Phát hiện và báo cáo kịp thời bệnh dịch, ổ dịch, tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ gây dịch, bệnh đối với sức khỏe cộng đồng;
e) Tham gia tổ chức phòng chống dịch, bệnh, biện pháp ngăn ngừa nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng;
g) Quản lý các chỉ số sức khỏe, quản lý thai, quản lý bệnh nhân mãn tính theo chỉ định của bác sĩ tại cộng đồng và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật;
h) Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên y tế thôn, bản, cộng tác viên y tế/dân số tại cộng đồng;
i) Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và cấp có thẩm quyền trong việc quản lý, thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và tổ chức thực hiện những nội dung chuyên môn thuộc chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương”.
2.2 Cần đáp ứng điều kiện nào để trở thành y sĩ?
Sau khi đã hiểu y sĩ là gì? thì các bạn cần biết để trở thành y sĩ phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
(1) Trình độ đào tạo :
Tại Khoản 2, Điều 18, Thông tư liên tịch 10/20125/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của y sĩ là phải tốt nghiệp y sĩ trình độ trung cấp.
Ngoài ra, y sĩ cần thường xuyên tham gia các lớp y khoa cập nhật kiến thức mới và các kiến thức chuyên sâu về ngành mà mình đang công tác.
(2) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đảng luôn đặt sức khỏe của nhân dân là vấn đề cốt lõi để đổi mới và phát triển đất nước. Mà nhiệm vụ này, Đảng giao cho ngành y tế triển khai thực hiện.
Vì vậy với mỗi cán bộ ngành y tế cần nắm vững và hiểu biết chủ trương của Đảng, quy định pháp luật để thực hiện đúng chức trách của mình.
- Xác định các triệu chứng bệnh lý thông thường và yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Trong quá trình đào tạo, các y sĩ đã được học các kiến thức cơ bản về các bệnh lý hay gặp trong cuộc sống. Vì vậy, họ hoàn toàn có thể dựa vào các triệu chứng ban đầu để xác định được các bệnh thông thường. Đồng thời, các y sĩ cũng có thể xác định được những nguyên nhân nào dẫn đến việc mắc bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của một và lây lan cho nhiều người.
- Phát hiện, can thiệp và dự phòng các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;
Việc dự phòng tình hình sức khỏe là điều rất quan trọng. Các y sĩ chủ động nắm bắt tình hình để phát hiện sớm các dấu hiệu gây nguy cơ cao ảnh hưởng đến cộng đồng.
Đồng thời đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời điều trị bệnh. Từ đó, đưa ra các giải pháp dự phòng ngăn chặn tránh lây lan rộng ảnh hưởng đến cộng đồng.
- Có kỹ năng tổ chức thực hiện và theo dõi các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý sức khỏe, quản lý bệnh nghề nghiệp;
Y sĩ có thể nói là bước đầu tiên khi các bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Do đó, y sĩ cần có được các kỹ năng về quản lý hồ sơ, các kiến thức ban đầu về chăm sóc sức khỏe.
- Có kỹ năng tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế;
Hàng năm, ngành y tế thường có rất nhiều các dự án, chương trình thực hiện liên quan đến y khoa. Với tư cách sẽ là người trực tiếp tham gia vào các chương trình này, các y sĩ cần có cho mình kỹ năng tổ chức thực hiện.
Đồng thời, với thực tiễn triển khai dự án y sĩ phải có được những đánh giá sâu sắc và thực tế. Đưa ra những ưu nhược điểm, hạn chế, đề xuất trong quá trình thực hiện dự án tại đơn vị mình.
- Có kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ.
Các y sĩ trong một đơn vị cần có sự kết hợp giữa các bác sĩ, nhân viên y tế, giữa các phòng ban vì vậy kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Đồng thời, các y sĩ tại các trạm y tế cần thường xuyên cập nhật tình hình nhất là tại các nơi có các ổ dịch.
Việc phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể là điều rất cần thiết để nhanh chóng đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.
Bài viết của chúng tôi phần mang đến cho bạn những hiểu biết cơ bản để trả lời cho câu hỏi y sĩ là gì? Những ai có mong muốn được công tác trong ngành y sẽ thêm kiến thức để chuẩn bị cho mình hành trang vững vàng trước khi theo đuổi ước mơ làm y sĩ.