Y học cổ truyền là gì? Điều kiện hành nghề khám chữa bệnh y học cổ truyền

Ngày nay, Y học cổ truyền ngày càng được ưa chuộng trong điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh mãn tính. Để hiểu hơn về Y học cổ truyền và điều kiện hành nghề khám chữa bệnh y học cổ truyền cùng mình tham khảo bài viết dưới đây.

1. Y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền là gì?
Y học cổ truyền là gì? (Ảnh minh hoạ)

Y học cổ truyền là ngành y học chuyên nghiên cứu các cách phòng chữa bệnh truyền thống được đúc kết và phát triển qua nhiều thế hệ ở mỗi quốc gia, xã hội khác nhau. Hiện nay, y học cổ truyền Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều bởi Đông y, nền y học xuất phát từ Trung Quốc.

Y học cổ truyền sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên, dựa vào dược tính và công dụng của từng vị thuốc, phối hợp với nhau thành một bài thuốc hoàn chỉnh tùy vào từng loại bệnh cụ thể. Những bài thuốc từ y học cổ truyền khá dễ tìm kiếm, chủ yếu từ thực vật, thảo dược quý,...

Y học cổ truyền chẩn đoán bệnh sử dụng các phương pháp:

  • Vọng chẩn: thầy thuốc nhìn các triệu chứng của người bệnh.

  • Văn chẩn: Lắng nghe các âm thanh từ thể trạng và chú ý đến những tính chất về âm thanh như tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên hay ngửi mùi phát ra từ bệnh nhân.

  • Vấn chẩn: Hỏi chuyện người bệnh hoặc người thân của người bệnh về các vấn đề liên quan như tiền sử bệnh, diễn biến bệnh từ lúc mới phát bệnh đến lúc khám,...

  • Thiết chẩn: Thầy thuốc bắt mạch, dùng tay sờ nắn xem vị trí và tính chất của bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh trong Y học cổ truyền: châm cứu; thuốc uống và phương pháp xoa bóp. Các phương pháp này có tính hiệu quả và an toàn trong chữa trị bệnh.

Điểm mạnh và nhược điểm của Y học cổ truyền:

  • Điểm mạnh: Điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền mang lại hiệu quả một cách an toàn và lâu dài, hạn chế được các tác dụng phụ. Nhiều vị thuốc ngoài có tác dụng điều trị bệnh còn giúp người bệnh bồi bổ cơ thể. Một số căn bệnh mãn tính Y học cổ truyền trị liệu được dứt điểm.

  • Nhược điểm: chữa bệnh bằng Y học cổ truyền thường có tác dụng chậm. Ngoài ra, bào chế thuốc khá kỳ công và tốn thời gian. Nhiều vị thuốc có vị và mùi khó uống.

2. Điều kiện hành nghề với người khám chữa bệnh y học cổ truyền 

Những người hành nghề khám, chữa bệnh y học cổ truyền được gọi là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Điều kiện cấp hành nghề của những người này như sau:

2.1 Điều kiện cấp Giấy phép hành nghề đối với lương y

y học cổ truyền là gì
Điều kiện cấp giấy phép hành nghề đối với lương y (Ảnh minh hoạ)

Theo khoản 3 Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, điều kiện cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:

- Có giấy chứng nhận lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;

- Công dân có sức khỏe tốt để hành nghề

- Đối với người nước ngoài: có đủ năng lực tiếng Việt theo quy định của Chính phủ.

- Công dân không thuộc một trong các trường hợp sau: bị cấm hành nghề khám chữa bệnh hoặc bị xử phạt hành chính về hành vi khám chữa bệnh không có giấy phép hành nghề mà vẫn chưa hết thời hạn.

Giấy phép hành nghề lương y có hiệu lực 5 năm.

2.2 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận lương y 

Để được cấp giấy chứng nhận lương y cần có những điều kiện sau đây Theo Thông tư 02/2024/TT-BYT:

  • Trình độ học vấn: Thông thạo Tiếng Việt với công dân là dân tộc thiểu số hoặc có ngày sinh trước 01 tháng 01 năm 1960. Tốt nghiệp Trung học phổ thông với công dân sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 1960 trở về sau.

  • Đạt yêu cầu kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BYT.

  • Xác nhận của Hội Đông y Việt Nam về phạm vi hoạt động chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để hành nghề khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền .

Quy định điều kiện theo từng đối tượng đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y như sau:

(1) Đối tượng đã được chuẩn hóa lương y có đủ các chứng chỉ học phần trước ngày 30/6/2004 nhưng chưa được kiểm tra sát hạch:

  • Có đủ 10 chứng chỉ học phần do cơ sở đào tạo y, dược hoặc Trung ương Hội Đông y Việt Nam hoặc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền (Viện, bệnh viện y học cổ truyền) phối hợp với trường trung cấp hoặc cao đẳng y tế, Hội Đông y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa và cấp trước ngày 30/6/2004;

  • Trình độ học vấn: Người sinh trước ngày 01/01/1960 và dân tộc ít người phải đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ; người sinh từ 01/01/1960 trở về sau phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương;

  • Có kết quả đạt tại kỳ kiểm tra sát hạch.

(2) Đối tượng đã được Trung ương Hội Đông y Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là lương y chuyên sâu trước ngày 30/6/2004

  • Có giấy chứng nhận lương y chuyên sâu do Trung ương Hội Đông y Việt Nam cấp trước ngày 30 tháng 6 năm 2004;

  • Trình độ học vấn: Người sinh trước ngày 01/01/1960 và dân tộc ít người phải đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ; người sinh từ 01/01/1960 trở về sau phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương;

  • Có kết quả đạt tại kỳ kiểm tra sát hạch.

(3) Người đã được Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên

  • Có Giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam) do Ban Trị sự Trung ương Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam cấp trước ngày 30/6/2004.

  • Trình độ học vấn: Người sinh trước ngày 01/01/1960 và dân tộc ít người phải đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ; người sinh từ 01/01/1960 trở về sau phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương;

  • Có kết quả đạt tại kỳ kiểm tra sát hạch.

(4) Đối tượng đã được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân có phạm vi hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền nhưng không phải là bác sỹ, y sỹ y học cổ truyền và chưa được cấp giấy chứng nhận lương y.

(5) Đối tượng đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên

  • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp từ đủ 30 năm trở lên:

  • Nếu người khám bệnh, chữa bệnh tại Trạm y tế cấp xã thì phải được Trưởng Trạm y tế xác nhận bằng văn bản; căn cứ để xác nhận dựa vào hợp đồng lao động hoặc giấy tờ khác chứng minh đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, không có sai sót về chuyên môn và được người bệnh tín nhiệm;

  • Nếu người khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì phải được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó xác nhận;

  • Người xác nhận quy định tại điểm này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận của mình.

  • Có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên tính đến ngày 26/11/2015.

(6) Đối tượng có kết quả đạt tại kỳ kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư số 13/1999/TT-BYT trước ngày 14/2/2004 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận lương y.

Đạt kết quả kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư số 13/1999/TT-BYT nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận lương y.

Bài viết trên đã trả lời khái niệm y học cổ truyền là gì cũng như làm rõ những điều kiện hành nghề với người khám chữa bệnh ngành y học cổ truyền. Hy vọng bài viết trên mang lại thông tin hữu ích cho người đọc.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (gọi tắt là Đoàn) là một tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Chi đoàn là một nhánh nhỏ trong khối Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chi đoàn và cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, vấn đề bảo mật thông tin trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề này đã phần nào được giải quyết khi xác thực sinh trắc học ra đời. Vậy xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Luật chơi bóng chuyền hơi cơ bản

Luật chơi bóng chuyền hơi cơ bản

Luật chơi bóng chuyền hơi cơ bản

Bóng chuyền hơi là bộ môn thể thao khá phổ biến ở nước ta hiện ta. Các trận đấu bóng chuyền hơi được tổ chức rộng rãi nhằm mang lại sân chơi cho các vận động viên hay giải trí cho người xem. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về luật chơi bóng chuyền hơi.

[Cập nhật] Thông tin lịch tiêm chủng mở rộng 2024 và những lưu ý khi trẻ tiêm vắc xin

[Cập nhật] Thông tin lịch tiêm chủng mở rộng 2024 và những lưu ý khi trẻ tiêm vắc xin

[Cập nhật] Thông tin lịch tiêm chủng mở rộng 2024 và những lưu ý khi trẻ tiêm vắc xin

Những năm đầu đời của trẻ, khi hệ miễn dịch còn yếu sẽ rất dễ nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Tiêm vắc xin giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả. Chính vì thế, Nhà nước ta triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng. Dưới đây là lịch tiêm chủng mở rộng 2024 và những lưu ý khi trẻ tiêm vắc xin.

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, vấn đề bảo mật thông tin trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề này đã phần nào được giải quyết khi xác thực sinh trắc học ra đời. Vậy xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Luật chơi bóng chuyền hơi cơ bản

Luật chơi bóng chuyền hơi cơ bản

Luật chơi bóng chuyền hơi cơ bản

Bóng chuyền hơi là bộ môn thể thao khá phổ biến ở nước ta hiện ta. Các trận đấu bóng chuyền hơi được tổ chức rộng rãi nhằm mang lại sân chơi cho các vận động viên hay giải trí cho người xem. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về luật chơi bóng chuyền hơi.

[Cập nhật] Thông tin lịch tiêm chủng mở rộng 2024 và những lưu ý khi trẻ tiêm vắc xin

[Cập nhật] Thông tin lịch tiêm chủng mở rộng 2024 và những lưu ý khi trẻ tiêm vắc xin

[Cập nhật] Thông tin lịch tiêm chủng mở rộng 2024 và những lưu ý khi trẻ tiêm vắc xin

Những năm đầu đời của trẻ, khi hệ miễn dịch còn yếu sẽ rất dễ nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Tiêm vắc xin giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả. Chính vì thế, Nhà nước ta triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng. Dưới đây là lịch tiêm chủng mở rộng 2024 và những lưu ý khi trẻ tiêm vắc xin.