Xuất siêu là gì? Cách tính giá trị xuất siêu như thế nào?

Xuất siêu là thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên trong kinh tế, tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về khái niệm này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xuất siêu là gì qua bài viết dưới đây nhé!

1. Xuất siêu là gì?

Xuất siêu là thuật ngữ trong kinh tế mô tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị lớn hơn hơn 0 (zero). Trường hợp trong một khoảng thời gian nhất định, kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu sẽ được gọi là xuất siêu.

Hàng hoá được coi là "đòn bẩy" của nền kinh tế, góp phần nâng cao giá trị của nền kinh tế. Từ đó tạo bước tiến vượt bậc và trở thành nền tảng phát triển bền vững cho nền kinh tế. Xuất siêu hàng hoá là khi trong một thời kỳ nhất định, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá. Xuất siêu hàng hóa cho thấy tình trạng thặng dư cán cân thương mại hàng hoá.

Xuất siêu là khi tổng giá trị xuất khẩu lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu trong thời kỳ nhất định
Xuất siêu là khi tổng giá trị xuất khẩu lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu trong thời kỳ nhất định (Ảnh minh hoạ)

2. Việt Nam là nước xuất siêu hay nhập siêu?

Việt Nam hiện nay đang là nước xuất siêu. Theo thống kê, xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu trong 7 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì mức thặng dư 764 triệu USD.

Cụ thể trong tháng 7 năm 2022, Việt Nam tiếp tục tăng hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Trong đó xuất khẩu ước tính tăng 8.9% (đạt 30,32 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu ước tính đạt 30,3 tỷ USD tăng 3.4%.

Tuy được các chuyên gia kinh tế đánh giá là tín hiệu tốt về sự phục hồi của nền kinh tế nhưng mức tăng trưởng này còn khá thấp và nhập siêu trở lại là nguy cơ có thể xảy ra. Vì thế, với tình hình này thì các biện pháp hạn chế nhập siêu cần được nhà nước ta cân nhắc và thực thi.

Các biện pháp như: Nâng cao chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh hiệu quả tính cạnh tranh của hàng hóa nội địa và hàng hóa nước ngoài, đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ để hạn chế nhập khẩu linh kiện lắp ráp,v.v.

Hơn nữa các biện pháp an toàn, linh hoạt, thích nghi với tình hình dịch bệnh trong quá trình phục hồi nền kinh tế hiện nay cũng cần được đẩy mạnh. Điều này nhằm phát triển kinh tế được ổn định và bắt kịp với thế giới. Ngoài ra cũng cần có những khoản dự phòng, phòng trường hợp rủi ro về tài chính, tiền tệ, lạm phát gia tăng. Việc này sẽ bảo vệ được thị trường kinh tế phát triển ổn định nhất.

3. Các quốc gia xuất siêu lớn của Việt Nam

Trong năm 2022, Việt Nam đã có một thành tựu nổi bật về kinh tế với xuất siêu cao hơn năm 2021. Trong đó có 3 thị trường quốc gia Việt Nam xuất siêu lớn với tổng mức xuất siêu xấp xỉ 11,4 tỷ USD là: Mỹ, Hà Lan và Hồng Kông

Mỹ, Hà Lan, Hồng Kông là 3 thị trường xuất siêu lớn của Việt Nam
Mỹ, Hà Lan, Hồng Kông là 3 thị trường xuất siêu lớn của Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

Mỹ

Đứng thứ nhất là thị trường Mỹ với mức xuất siêu cao gấp 10 lần so với thị trường đứng nhì, tăng cao so với năm ngoái là 94,92 tỷ USD so với 80,99 tỷ USD và 86,8% so với 816% (lớn hơn cả về mặt tuyệt đối và tỷ lệ xuất siêu)

Trong đó có 12 mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu với Mỹ có quy mô lớn. Lớn nhất là mặt hàng máy móc với 20,18 tỷ USD, mặt hàng may dệt với 17,36 tỷ USD, mặt hàng máy tính với 15,94 tỷ USD, mặt hàng điện thoại với 11,88 tỷ USD, mặt hàng giày dép với 9,62 tỷ USD, mặt hàng gỗ với 8,66 tỷ USD cùng một số mặt hàng khác chiếm tỷ trọng trên 20% trong tổng kim ngạch.

Nguyên nhân dẫn đến xuất siêu sang Mỹ: cộng đồng người Việt đang sinh sống ở Mỹ khá đông (khoảng 2 triệu người); Mỹ đầu tư số vốn lớn ở Việt Nam; Mỹ có nhu cầu nhập khẩu rất lớn (tổng mức nhập khẩu của Mỹ vào năm 2022 lên đến khoảng 2,8 nghìn tỷ USD, trong khi đó xuất khẩu vào Mỹ của nước ta mưới chiếm gần 3,9%); hàng hoá của nước ta xuất khẩu vào Mỹ có giá tương đối rẻ; lượng khách Mỹ đến Việt Nam khá đông.

Hà Lan

Đứng vị trí thứ hai là Hà Lan với mức xuất siêu lớn hơn Xuất siêu sang Hà Lan lớn hơn năm 2021 cả về mức tuyệt đối và tỷ lệ xuất siêu tương ứng với 9,76 tỷ USD so với 7 tỷ USD và 93,5% so với 91,1%

Các nhiều nguyên nhân xuất siêu sang Hà Lan. Về mặt đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam 2022 vào Hà Lan chiếm 11,4% tổng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Hà Lan năm 2022 (đạt trên 616 tỷ USD). Mặt hàng xuất khẩu sang Hà Lan không nhiều nhưng có có quy mô lớn như: máy tính, giày dép, dệt may (đạt trên 1 tỷ USD).

Trong 28 mặt hàng chủ yếu, có 23 mặt hàng tăng, trong đó máy móc là mặt tăng cao trên 1 tỷ USD. Ngược lại với xuất khẩu, nhập khẩu từ Hà Lan của nước ta thấp và giảm (668,8 triệu USD so với 687 triệu USD).

Hồng Kông

Đứng vị trí cao thứ ba là thị trường Hồng Kông với quy mô xuất siêu khá cao (tỷ lệ xuất siêu lên đến 82,6%). Tuy là một quốc gia có dân số trung bình ít (khoảng 7,5 triệu người) nhu cầu nhập khẩu hàng từ nước của Hồng Kông là khá cao đứng thứ 5 sau các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (10,94 tỷ USD)

Trong số 8 mặt hàng Hồng Kông nhập khẩu từ Việt Nam đạt quy mô trên 100 triệu USD, thì máy tính và điện thoại là 2 mặt hàng đạt quy mô lớn (tương ứng 5,88 tỷ USD và 2,05 tỷ USD). Hồng Kông là quốc gia đứng thứ 5 trong các quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm thương mại và thương cảng lớn của thế giới.

4. Giá trị xuất siêu tính như thế nào?

Theo như định nghĩa khái niệm xuất siêu là gì, để tính được giá trị xuất siêu (và cả nhập siêu), trước hết ta cần phải tính được sự chênh lệch của giá trị xuất khẩu và nhập khẩu (hay còn gọi là cán cân xuất nhập khẩu).

Nếu tổng giá trị xuất khẩu vượt qua tổng giá trị nhập khẩu (tổng giá trị xuất khẩu lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu) thì cán cân xuất nhập khẩu sẽ thặng dư (lớn hơn 0) và được gọi là xuất siêu.

Còn ngược lại nếu tổng giá trị nhập khẩu vượt qua tổng giá trị xuất khẩu (tổng giá trị xuất khẩu bé hơn tổng giá trị nhập khẩu) thì cán cân xuất nhập khẩu sẽ thâm hụt (bé hơn 0) và được gọi là nhập siêu. Và cuối cùng nếu cán cân bằng 0 thì nền kinh tế đạt trạng thái hiệu quả nhất.

Để tính xuất siêu cần tính chênh lệch giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu
Để tính xuất siêu cần tính chênh lệch giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu (Ảnh minh hoạ)

Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu:

Cán cân xuất nhập khẩu = Xuất khẩu - Nhập khẩu

Lưu ý: Nếu ra âm phải có dấu (-) phía trước

Ví dụ:

Năm 2022, Việt Nam ước tính xuất khẩu đạt 30,32 tỷ USD và nhập khẩu đạt 30,3 tỷ USD. Vậy cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 là xuất siêu do:

Xuất khẩu - Nhập khẩu = 30,32 - 30,3 = 0,02 (tỷ USD)

5. Tác động của xuất siêu đối với nền kinh tế

Khác với nhập siêu có tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đối với nền kinh tế, xuất siêu hầu như chỉ có tác động tích cực, cụ thể như sau:

  • Việc xuất hiện xuất siêu tác động tích cực đến nền kinh tế, trực tiếp nhất là góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá VND/USD.
  • Những chỉ số xuất siêu có thể phản ánh được mức độ cạnh tranh hàng hóa của một nước đối với những nước khác trên thị trường quốc tế trong một giai đoạn có tốt hay không.
  • Một tác động khác của xuất siêu đó là tạo động lực sản xuất trong nước, kích thích xuất khẩu tăng trưởng. Trong điều kiện tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng ở trong nước còn yếu so với sản xuất thì việc tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu sẽ có tác động “kích cung”.

Trên đây là những thông tin về xuất siêu là gì và những vấn đề xoay quanh khái niệm này mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã giải đáp những thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Nếu có thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi tại tổng đài 19006192 để được hỗ trợ giải đáp và đừng quên chia sẻ bài viết này đến nhiều người nhé!

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Ngoại hối là gì? Những điều cần biết trong đầu tư ngoại hối

Ngoại hối là gì? Những điều cần biết trong đầu tư ngoại hối

Ngoại hối là gì? Những điều cần biết trong đầu tư ngoại hối

Trong thị trường đầu tư, ngoại hối là thuật ngữ được nhắc đến khá thường xuyên. Tuy nhiên, với những người vừa mới bắt đầu tìm hiểu lĩnh vực này, hẳn vẫn chưa hiểu rõ ngoại hối là gì, đầu tư ngoại hối như thế nào,... Bài viết này sẽ phân tích và làm rõ những thông tin trên.