Xâm phạm chỉ dẫn địa lý: Điểm qua các hành vi vi phạm và mức phạt

Chỉ dẫn địa lý đang được xem là một công cụ quan trọng cung cấp sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng. Lợi dụng điều này, một số cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý. Việc xâm phạm chỉ dẫn địa lý sẽ bị phạt thế nào?


Hành vi nào được xác định là xâm phạm chỉ dẫn địa lý?

Theo khoản 4 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý là nhà nước và nhà nước thực hiện việc trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương đó và đưa sản phẩm này ra thị trường.

Cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi được quy định tại khoản 7 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ sẽ bị coi là xâm phạm chỉ dẫn địa lý, bao gồm:

(1) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý nhưng sản phẩm đó lại không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

(2) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;

(3) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai, hiểu lầm rằng sản phẩm đó có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó.

(4) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh dùng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả đã nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự. 

xam pham chi dan dia ly


Xâm phạm chỉ dẫn địa lý bị xử phạt thế nào?

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý mà cá nhân, tổ chức có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

* Xử phạt hành chính:

Stt

Hành vi

Mức phạt

1

Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi trên.

Tùy thuộc vào giá trị hàng hóa, dịch vụ bị vi phạm:

- Nhẹ nhất: Phạt cảnh cáo.

- Nặng nhất: Phạt tiền tối đa 250 triệu đồng.

(Khoản 1 đến khoản 12 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP)

2

- Sản xuất bao gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

- In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý lên hàng hóa.

- Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi nói trên.

Tùy thuộc vào giá trị hàng hóa, dịch vụ bị vi phạm:

- Nhẹ nhất: Phạt cảnh cáo.

- Nặng nhất: Phạt tiền tối đa 250 triệu đồng.

(Khoản 13 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP)

3

Thực hiện hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý tại mục 1 và 2 mà không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng

(Khoản 14 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP)

4

Sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng

(Khoản 15 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP)

5

- Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý.

- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi nêu trên.

Tùy thuộc vào giá trị hàng hóa bị vi phạm:

- Nhẹ nhất: Phạt 04 triệu đồng

- Nặng nhất: Phạt tiền tối đa 250 triệu đồng

(Khoản 1 đến khoản 9 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP)

6

- Sản xuất bao gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý giả mạo.

- In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang chỉ dẫn địa lý giả mạo lên hàng hóa.

- Nhập khẩu hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý giả mạo.

- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi nêu trên.

Tùy thuộc vào giá trị hàng hóa bị vi phạm:

- Nhẹ nhất: Phạt 4,8 triệu đồng.

- Nặng nhất: Phạt tiền tối đa 250 triệu đồng.

(Khoản 1 đến khoản 9 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP)

7

Thực hiện hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý tại mục 5 và 6 mà không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng

(Khoản 10 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP)

8

- Buôn bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; cung cấp; tàng trữ; trưng bày để bán tem, nhãn, bao bì, vật phẩm mang chỉ dẫn địa lý giả mạo.

- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi nói trên.

Tùy vào số lượng tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo:

- Nhẹ nhất: Phạt cảnh cáo.

- Nặng nhất: Phạt tiền tối đa 25 triệu đồng.

(Khoản 1 đến khoản 6 Điều 13 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP)

9

- Sản xuất bao gồm cả thiết kế, in ấn; nhập khẩu tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang chỉ dẫn địa lý giả mạo.

- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi trên.

Tùy vào số lượng tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo:

- Nhẹ nhất: Phạt cảnh cáo.

- Nặng nhất: Phạt tiền tối đa 30 triệu đồng.

(Khoản 7 Điều 13 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP)

* Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Theo Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

- Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên.

- Gây thiệt hại cho chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý từ 200 triệu đồng trở lên.

- Hàng hóa vi phạm trị giá từ 200 triệu đồng trở lên.

Cá nhân, pháp nhân phạm tội này sẽ bị phạt như sau:

Khung hình phạt

Cá nhân

Pháp nhân

Khung 1

Phạt 50 - 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Phạt tiền từ 500 triệu - 02 tỷ đồng

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Có tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

- Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

- Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Phạt tiền từ 500 triệu - 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Phạt tiền từ 02 - 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm

Hình phạt bổ sung

Phạt 20 - 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Phạt 100 - 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

Trên đây là các hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý và mức phạt vi phạm. Để được tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý, quý khách hàng vui lòng liên hệ số 0938.36.1919 để được tư vấn miễn phí.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Chỉ dẫn địa lý là gì? Ai có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý?

Chỉ dẫn địa lý là gì? Ai có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý?

Chỉ dẫn địa lý là gì? Ai có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý?

Những cái tên quen thuộc như nước mắm Phú Quốc, bưởi Đoan Hùng, chè Shan Tuyết Mộc Châu,… ắt hẳn ai cũng từng nghe một lần. Đây đều là những chỉ dẫn địa lý hiện đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Vậy chỉ dẫn địa lý thực chất là gì?