Website là gì? Lợi ích của website đối với doanh nghiệp thế nào?

Website là thuật ngữ không còn xa lạ trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ website là gì, hoạt động thế nào và những giá trị lợi ích mà website đem lại. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ cùng bạn đọc hiểu rõ hơn về website.

1. Website là gì?

1.1 Khái niệm website

Website được hiểu là tập hợp các trang mạng chứa các nội dung dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video… được lưu trữ trực tuyến trên các máy chủ và có thể được truy cập bởi bất cứ ai, từ bất cứ đâu thông qua mạng Internet.

Theo đó, tất cả các trang web cho phép truy cập công khai đều tạo thành www (world wide web). Người dùng có thể thông qua các ứng dụng phần mềm (trình duyệt web) như: Google Chrome, Safari, Firefox, Internet Explorer,… để truy cập vào trang web.

Việc truy cập vào các website được thực hiện dễ dàng trên mọi nền tảng thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại, laptop,... Một trang web được truy cập trực tiếp bằng cách nhập địa chỉ URL của nó.

1.2 Các thuật ngữ thường gặp trong website

Ngoài tìm hiểu khái niệm “website là gì”, cần hiểu về các thuật ngữ khác thường được sử dụng trong website:

Domain (tên miền)

Tên miền được hiểu đơn giản là địa chỉ của mỗi trang web, có cấu tạo gồm tên thương hiệu + tên loại miền. Hiện nay có một số tên miền được dùng chung như: .com (thương mại); .net (mạng lưới); .org (các tổ chức); .info (thông tin); .edu (giáo dục)...

Hosting

Là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ trực tuyến hay là một phần không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ internet như: www, mail, truyền file...

Dung lượng web

Được hiểu là “độ nặng” của website, các thành phần cấu thành như: mã nguồn, cơ sở dữ liệu, văn bản,... sẽ được đo bằng đơn vi byte. Tổng số byte trên một webite là dung lượng của website đó.

Băng thông

Là từ chỉ dung lượng tối đa mà một website được phép lưu chuyển qua lại mỗi tháng.

Source Code (mã nguồn)

Là thành phần cơ bản của một chương trình máy tính được tạo ra bởi các lập trình viên bằng cách sử dụng một loạt ngôn ngữ lập trình nhất định.

website la gi
Website là tập hợp các trang mạng chứa nội dung dưới nhiều dạng khác nhau (Ảnh minh họa)

2. Cấu tạo và hoạt động của website thế nào?

Cùng với việc hiểu rõ "website là gì", cần biết website được cấu tại và hoạt động ra sao? Theo đó, Website được cấu tạo từ các thành phần sau:

- Web server: Là nơi lưu trữ mã nguồn và nội dung website, được xác định bởi địa chỉ IP.

- Tên miền (Domain);

- Dữ liệu;

- Mã nguồn;

- Giao diện người dùng: Là tất cả sự bố trí, trình bày nội dung trên website, bao gồm: Bố cục, màu sắc, font chữ, hiệu ứng,… mà người truy cập website có thể thấy và tương tác.

Ngoài ra, để một website hoạt động thì không thể thiếu các công cụ hỗ trợ sau:

- Trình duyệt web: Là phần mềm mà thông qua nó, người dùng có thể đọc/xem và tương tác với website.

- Mạng máy tính:

+ Mạng Internet: Là mạng kết nối thông tin toàn cầu, máy chủ web được kết nối với Internet, nhờ đó có thể truy cập website từ bất kỳ nơi nào có Internet;

+ Mạng cục bộ LAN: Là mạng máy tính được hình thành bởi một nhóm các máy tính kết nối lại với nhau, website có thể cài đặt trên máy chủ web nội bộ và các máy khách có thể truy cập trong phạm vi nội bộ này.

Về hoạt động của website được mô tả như sau:

- Người dùng nhập vào trình duyệt một địa chỉ có dạng: https://... Ví dụ https://luatvietnam.vn hoặc luatvietnam.vn

- Trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ DNS.

- Hệ thống DNS trả kết quả phân tích tên miền trong đường dẫn đã gửi trong đó thể hiện địa chỉ máy chủ.

- Sau khi nhận được địa chỉ IP - nơi lấy dữ liệu, trình duyệt sẽ tìm đến địa chỉ IP đã nhận (máy chủ chứa nội dung website).

- Máy chủ web nhận được yêu cầu truy xuất nội dung website và gửi một tập hợp các file bao gồm HTML, CSS, các tập tin đa phương tiện khác như âm thanh, hình ảnh (nếu có) cho trình duyệt;

- Trình duyệt dịch các file mà máy chủ đã gửi thành trang web xuất hiện trên màn hình.

3. Có những loại website nào?

3.1 Phân loại theo cấu trúc website

3.1.1 Website tĩnh

Trang web tĩnh được hiểu là trang web được lưu trữ trên máy chủ ở định dạng được gửi đến trình duyệt web của khách hàng và chủ yếu được mã hóa bằng HTML. Theo đó, CSS sẽ được dùng để kiểm soát giao diện ngoài HTML cơ bản.

Sau khi đăng nội dung trên đây, sẽ rất ít khi được chỉnh sửa và thông thường sẽ không có tương tác của những người dùng. Do còn một số hạn chế nhất định nên Website tĩnh hiện được rất ít người sử dụng.

3.1.2 Website động

Website động là trang web tự động thay đổi hoặc tùy chỉnh thường xuyên. Các trang động phía máy chủ được tạo bởi mã máy tính tạo ra HTML. Có một loạt các hệ thống phần mềm như CGI, JSP, CFML có sẵn để tạo hệ thống web động và trang web động.

Một trang web có thể hiển thị trạng thái hiện tại của cuộc đối thoại giữa những người dùng, theo dõi tình hình thay đổi hoặc cung cấp thông tin theo một cách nào đó được cá nhân hóa theo yêu cầu của từng người dùng.

Với website động khi xây dựng sẽ bao gồm 2 phần: Một phần hiển thị trên trình duyệt mà khi truy cập internet thường thấy và một phần ngầm bên dưới dùng để điều khiển nội dung của trang web.

Do tính tương tác của website động cao hơn website tĩnh nên hầu hết các website ngày nay đều là website động.

3.2 Phân loại theo mục đích sử dụng, lĩnh vực hoạt động

- Căn cứ the mục đích sử dụng có thể phân loại website như sau: Website cá nhân, website công ty, website diễn đàn,...

- Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động: website về ẩm thực, website du lịch, website tin tức, website giáo dục...

Thông thường, những người thiết kế website sẽ căn cứ theo lĩnh vực hoạt động của trang web để tạo ra các mẫu giao diện trang web phù hợp với yêu cầu khách hàng.

website la gi
Sự phân loại của website dựa vào cấu trúc, mục đích sử dụng,... (Ảnh minh họa)

4. Website đem lại lợi ích gì đối với doanh nghiệp?

Ngoài giúp bạn đọc hiểu rõ "website là gì", LuatVietnam còn phân tích về các lợi ích của website đối với doanh nghiệp. Theo đó, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay, có thể nói website đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin, mua bán hàng hóa,... trên không gian mạng.

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, không thể phủ nhận những lợi ích sau từ website đem lại:

4.1 Phương tiện để cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ

Phần lớn khách hàng hiện nay có thói quen tìm hiểu thông tin sản phẩm trước khi mua, bán một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó gồm: Thông tin của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ; thông tin của doanh nghiệp bán hàng hóa, thông tin về hàng hóa, dịch vụ (nguồn gốc, xuất xứ, chất liệu, giá bán...) trên các trang web.

Như vậy, nếu một doanh nghiệp có website cung cấp rõ ràng, đầy đủ thông tin mà người dùng tìm kiếm thì sẽ tăng cơ hội khách hàng lựa chọn và liên hệ mua sản phẩm bên họ.

Trang web giúp đưa thông tin sản phẩm, dịch vụ có thể tiếp cận được với nhiều người, nhiều đối tượng và ở bất cứ đâu với cách thức đơn giản, hiệu quả hơn so với phương pháp quảng cáo truyền thống thông thường.

4.2 Thu hút khách hàng tiềm năng ở khắp mọi nơi, giúp mở rộng thị trường

Hiện nay, phương thức quảng cáo thông qua mạng internet là phương thức quảng cáo được xem là hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến. Việc sử dụng website kết hợp với các phương pháp marketing online như SEO, Google Ads, quảng cáo Facebook,... giúp thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Việc thu hút khách hàng truy cập vào website giúp doanh nghiệp vừa có thêm khách hàng, vừa bán được sản phẩm, gia tăng thu nhập.

4.3 Bán hàng mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm chi phí

Một trong nhưng ưu điểm lớn của việc ban hàng trên website đó là giúp người mua ở bất cứ đâu đều có thể biết đến sản phẩm, dịch vụ, thậm chí có khả năng tiếp cận toàn cầu chứ không chỉ trong phạm vi quốc gia. Ngoài ra, việc bán hàng trên website còn được diễn ra liên tục 24/7 mà không bị giới hạn trong giờ hành chính nếu bán hàng trực tiếp. Người mua hoàn toàn có thể chủ động tìm hiểu thông tin sản phẩm, dịch vụ ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào không kể ngày đêm.

Ngoài ra, hình thức lập gian hàng trên website còn giúp tiết kiệm được tương đối nhiều chi phí thuê nhân công cũng như chi phí thuê mặt bằng bán hàng.

website la gi
Website đem lại nhiều giá trị cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

5. Hacker tấn công website và các nội dung liên quan

5.1 Dấu hiệu cho thấy website đang bị hacker tấn công

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết khi website bị hack:

- Website xuất hiện các tệp tin lạ hoặc phản hồi chậm;

- Xuất hiện nhiều đường link gây độc hại…

- Trang chủ của website bị thay đổi giao diện;

- Lượt truy cập website giảm đột ngột;

- URL của website điều hướng đến một website khác;

- Không thể đăng nhập vào website.

5.2 Doanh nghiệp bị ảnh hưởng thế nào khi website bị tấn công?

Việc website bị tấn công, xâm nhập sẽ để lại nhiều hậu quả, rủi ro cho doanh nghiệp như:

- Bị đánh cắp các thông tin nội bộ, chiến lược kinh doanh;

- Lộ thông tin cá nhân của khách hàng như họ tên, số điện thoại, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, số tài khoản… từ đó có thể kéo doanh nghiệp vào các vụ kiện tụng;

- Làm ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của website trên google…

5.3 Hacker tấn công website bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015, người nào chiếm quyền điều khiển, can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử, lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ bằng một trong các hành vi dưới đây có thể bị xử lý hình sự về Tội xâm nhập trái phép  vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử:

- Cố ý vượt qua cảnh báo, tường lửa, mã truy cập, sử dụng quyền quản trị của người khác; hoặc

- Bằng phương thức khác.

Mức phạt cụ thể với Tội này được quy định như sau:

Khung hình phạt

Hành vi phạm tội

Mức phạt

Hình phạt chính

Khung 01

Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.

- Phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng; hoặc

- Phạt tù từ 01 - 05 năm.

Khung 02

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Thu lợi bất chính từ 200 - dưới 500 triệu đồng;

- Gây thiệt hại từ 300 - dưới 01 tỷ đồng;

- Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia;

- Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tiền từ 300 triệu - 01 tỷ đồng; hoặc

- Phạt tù từ 03 - 07 năm.

Khung 03

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;

- Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên;

- Gây thiệt hại từ 01 tỷ đồng trở lên.

Phạt tù từ 07 - 12 năm.

Hình phạt bổ sung

- Có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng;

- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là giải đáp về website là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Lừa đảo like video TikTok kiếm tiền: Thủ đoạn mới cần nâng cao cảnh giác

Lừa đảo like video TikTok kiếm tiền: Thủ đoạn mới cần nâng cao cảnh giác

Lừa đảo like video TikTok kiếm tiền: Thủ đoạn mới cần nâng cao cảnh giác

Lừa đảo like video TikTok kiếm tiền là chiêu trò lừa đảo qua mạng mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Tuy đã được các cơ quan chức năng phát hiện và cảnh báo nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa hề biết tới. Nếu may mắn chưa dính phải chiêu lừa đảo này, hãy theo dõi hết bài viết sau để nắm được thủ đoạn lừa đảo và không bị dính bẫy.

Tặng voucher du lịch giá rẻ: Ham rẻ mất tiền oan

Tặng voucher du lịch giá rẻ: Ham rẻ mất tiền oan

Tặng voucher du lịch giá rẻ: Ham rẻ mất tiền oan

Vào mùa cao điểm, khi nhu cầu du lịch của người dân tăng cao cũng là thời điểm để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong đó, thủ đoạn lừa đảo tặng voucher du lịch đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây cũng là một trong các chiêu trò lừa đảo qua mạng người dân cần đặc biệt cảnh giác.