Vợ liệt sĩ được hưởng chế độ gì khi chết?

Vợ liệt sĩ là thân nhân của liệt sĩ và được hưởng các chế độ ưu đãi dành cho thân nhân liệt sĩ. Vậy vợ liệt sĩ được hưởng chế độ gì khi chết không?

Vợ liệt sĩ được hưởng chế độ gì khi chết?

Vợ liệt sĩ được hưởng chế độ gì khi chết (trừ trường hợp vợ liệt sĩ đã tái giá), thân nhân được hưởng trợ cấp 01 lần và trợ cấp mai táng.

Vợ liệt sĩ được hưởng chế độ gì khi chết?
Vợ liệt sĩ được hưởng chế độ gì khi chết? (Ảnh minh họa)

Cụ thể, theo khoản 3, khoản 10, khoản 11, khoản 12 Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 quy định như sau:

[…]

3. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;

b) Vợ hoặc chồng liệt sĩ.

[…]

10. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:

a) Trợ cấp tuất hằng tháng;

b) Bảo hiểm y tế. 11. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.

12. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.

Căn cứ vào những quy định trên, đối chiếu với Phụ lục I Nghị định 75/2021/NĐ-CP, khoản 2 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp vợ liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng chết thì thân nhân được hưởng các chế độ với mức hưởng cụ thể như sau:

- Trợ cấp tuất 01 lần = 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng của vợ liệt sĩ = 3 * 1.624.000 = 4.872.000 đồng.

- Trợ cấp mai táng = 10 lần mức lương cơ sở

Trước ngày 01/7/2023: 10 * 1.490.000 = 14.900.000 đồng;

Từ ngày 01/7/2023: 10 * 1.800.000 = 18.000.000 đồng.

Thủ tục nhận chế độ mai táng phí cho thân nhân liệt sĩ

Thân nhân của thân nhân liệt sĩ thực hiện theo các bước dưới đây theo Quyết định 1380/QĐ-TTg năm 2018 để đăng ký khai tử và hưởng chế độ tử tuất cho thân nhân liệt sĩ như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

Hồ sơ đăng ký khai tử

- Giấy tờ phải xuất trình: Người đi đăng ký khai tử xuất trình bản chính một trong các giấy tờ: Hộ chiếu/chứng minh nhân dân/căn cước công dân/các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử.

Trường hợp hồ sơ gửi qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ nêu trên.

- Giấy tờ phải nộp:

  • Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu;
  • Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử;

- Con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của vợ liệt sĩ không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký, có thể ủy quyền cho người khác làm thay.

Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất (trợ cấp tuất 01 lần và trợ cấp mai táng)

- Bản khai của đại diện thân nhân (kèm biên bản ủy quyền) hoặc người tổ chức mai táng (theo mẫu quy định);

- Bản sao Giấy chứng tử/trích lục khai tử;

- Hồ sơ của người có công với cách mạng.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 3: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ đăng ký khai tử cho công chức tư pháp - hộ tịch để thực hiện đăng ký khai tử.

Công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra thông tin và tiến hành đăng ký khai tử, sau khi thực hiện đăng ký khai tử xong thì chuyển ngay trích lục khai tử cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả (trong ngày).

Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

Bước 4: Ngay sau khi nhận được trích lục khai tử, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chụp 02 bản trích lục khai tử từ bản chính để bổ sung vào hồ sơ hưởng chế độ tử tuất, đồng thời:

Trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã để xét duyệt, niêm yết danh sách, lập danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đối tượng thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ có trách nhiệm xét duyệt, niêm yết danh sách, lập hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (chuyển cho công chức văn hóa - xã hội chuyển trực tiếp hoặc thông qua đường bưu chính) thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ngay khi nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, nếu thấy hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ/biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho người nộp hồ sơ biết, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho người đến nộp hồ sơ, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Bước 6: Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định hồ sơ, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định, tổng hợp danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ mai táng phí.

Sau khi nhận được quyết định do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chi trả và chuyển tiền mai táng phí đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã để trả kết quả cho người dân.

Trường hợp người dân có yêu cầu, có thể nhận chế độ mai táng phí trực tiếp tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc nhận qua đường bưu chính.

Trên đây là giải đáp về vấn đề vợ liệt sĩ được hưởng chế độ gì khi chết, nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài 19006192 để các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ kịp thời.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự là bao nhiêu ngày?

Thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự là bao nhiêu ngày?

Thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự là bao nhiêu ngày?

Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự có thể được thực hiện ở giai đoạn trước khi xét xử hoặc trong quá trình tổ chức phiên tòa xét xử. Vậy, thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự là bao nhiêu ngày?