Việt kiều có được mở tài khoản ngân hàng không?

Trong xã hội hiện đại, mỗi người thường sở hữu tài khoản ngân hàng để thuận tiện cho nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Và câu hỏi đặt ra là, liệu Việt kiều có được mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam không?

1. Việt kiều có được mở tài khoản ngân hàng không?

Việt kiều vẫn thuộc trường hợp được mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam bởi theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2014 của Ngân hàng Nhà nước, việc mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam, thanh toán bằng đồng Việt Nam áp dụng cho cả cá nhân trong nước và người nước ngoài cư trú hoặc không cư trú.

Do đó, khi là Việt kiều - bạn hoàn toàn được mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 02/2019/TT-NHNN như sau:

- Độ tuổi: Là cá nhân có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Nếu chưa đủ 18 tuổi thì phải thuộc trường hợp:

  • Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Chưa đủ 15 tuồi thì phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.

- Nếu là người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải thực hiện việc mở tài khoản ngân hàng thông qua người đại diện theo pháp luật. Riêng người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì mở tài khoản thông qua người giám hộ.

Cá nhân trong và ngoài nước đều được mở tài khoản ngân hàng
Cá nhân trong và ngoài nước đều được mở tài khoản ngân hàng? (Ảnh minh hoạ)

2. Thủ tục mở tài khoản ngân hàng của Việt kiều

Việt kiều mở tài khoản ngân hàng thực hiện theo thủ tục được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn tại Thông tư số 23/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 16/2020/TT-NHNN như sau:

2.1 Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ mở tài khoản thực hiện theo quy định của từng ngân hàng nhưng phải đảm bảo ít nhất các giấy tờ, tài liệu sau đây:

- Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng. Giấy này sẽ được thực hiện theo mẫu của ngân hàng.

- Giấy tờ tuỳ thân của người mở tài khoản hoặc của người giám hộ/người đại diện theo pháp luật (nếu có): Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng hoặc giấy khai sinh (nếu là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi, chưa có hộ chiếu); thị thực nhập cảnh còn hạn hoặc giấy tờ miễn thị thực (với người nước ngoài).

- Giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp, chứng minh là giám hộ (nếu có).

Lưu ý: Giấy tờ này là bản chính hoặc bản sao. Trong đó:

- Bản chính: Khách hàng xuất trình bản chính để ngân hàng đối chiếu.

- Bản sao gồm:

  • Bản sao điện tử phải có đủ nội dung, nội dung chính xác, khớp với bản chính.
  • Bản sao được chứng thực, bản sao cấp từ sổ gốc, bản sao kèm bảo chính để đối chiếu.

Riêng với các loại giấy tờ, hồ sơ bằng tiếng nước ngoài, ngân hàng và khách hàng có thể tự thoả thuận với nhau về việc có dịch hay không nhưng phải đảm bảo và kiểm tra, kiểm soát tính chính xác, đầy đủ về nội dung được dịch ra tiếng Việt so với giấy tờ bằng tiếng nước ngoài.

2.2 Hình thức mở tài khoản

Khách hàng có thể nộp hồ sơ bằng hình thức trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc phương tiện điện tử đến ngân hàng.

Có nhiều hình thức mở tài khoản ngân hàng hiện nay
Có nhiều hình thức mở tài khoản ngân hàng hiện nay (Ảnh minh hoạ)

2.3 Thời gian thực hiện

Với hình thức mở trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện

Thông thường thời gian thực hiện mở tài khoản ngân hàng trực teiesp hoặc qua bưu điện sẽ rất nhanh nếu ngân hàng nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Khi đó, ngân hàng và khách hàng sẽ thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Khách hàng chuẩn bị và nộp đầy đủ hồ sơ cho ngân hàng trực tiếp tại phòng giao dịch hoặc thông qua bưu điện.

Bước 2: Nhân viên ngân hàng đối chiếu, kiểm tra giấy tờ và:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và trùng khớp mọi nội dung: Ngân hàng thực hiện mở tài khoản cho khách hàng.
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, nội dung kê khai trong giấy đề nghị mở tài khoản chưa khớp thì thông báo cho khách hàng bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Gặp trực tiếp khách hàng hoặc người đại diện/người giám hộ của khách hàng để giao kết thoả thuận mở, sử dụng tài khoản ngân hàng.

Nếu khách hàng là người nước ngoài thuộc trường hợp không phải gặp mặt trực tiếp thì phải xác minh thông tin thông qua ngân hàng đại lý hoặc bên trung gian và đảm bảo chính xác thông tin khách hàng cũng như chịu mọi trách nhiệm với việc xác minh, nhận biết này.

Bước 4: Khách hàng được thông báo tên tài khoản, số tài khoản, thời hạn có hiệu lực của thẻ…

Với hình thức mở online thông qua phương thức điện tử

Hiện nay, việc tạo tài khoản online thường được sử dụng trên các ứng dụng của chính ngân hàng đó. Ngoài ra, một số ngân hàng như ngân hàng Tiên phong hoặc ngân hàng Việt Nam thịnh vượng… khách hàng có thể đến các điểm giao dịch thẻ ngân hàng của ngân hàng để thực hiện:

- Tạo tài khoản ngân hàng qua ứng dụng của ngân hàng: Với hình thức này thì khách hàng thực hiện theo hướng dẫn của từng ứng dụng.

- Tạo tài khoản ngân hàng tại điểm giao dịch: Giao dịch viên sẽ trực tiếp gọi điện và trao đổi, kiểm tra, xác minh thông tin với khách hàng.

2.4 Chi phí phải nộp

Thường khi tạo tài khoản, các ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng nộp phí duy trì tài khoản, phí làm thẻ… Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đang áp dụng mức phí này là 50.000 đồng cho mỗi loại phí.

Trên đây là giải đáp chi tiết về việc: Việt kiều có được mở tài khoản ngân hàng không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi tức là gì? Các loại lợi tức phổ biến nhất hiện nay

Lợi tức là gì? Các loại lợi tức phổ biến nhất hiện nay

Lợi tức là gì? Các loại lợi tức phổ biến nhất hiện nay

Lợi tức là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kinh doanh. Nếu bạn đang trong hoạt động đầu tư, nhất định phải hiểu rõ các khái niệm lợi tức là gì, phân biệt các loại lợi tức khác nhau và tác động của lợi tức lên hoạt động kinh doanh như thế nào. Hãy cùng đi sâu vào phân tích và làm rõ trong bài viết dưới đây.