Vi phạm quy định trong Luật An ninh mạng bị xử lý như thế nào?

An ninh mạng là một lĩnh vực khá mới nhưng vô cùng quan trọng. Vậy người có hành vi vi phạm được quy định trong Luật An ninh mạng thì bị xử lý như thế nào?

1. Người có hành vi vi phạm được quy định trong Luật An ninh mạng thì bị xử lý như thế nào?

Người vi phạm quy định trong Luật An ninh mạng bị xử lý thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo Điều 9 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14, quy định cụ thể về việc xử lý người vi phạm quy định trong lĩnh vực an ninh mạng như sau:

“Xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng

Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo quy định trên thì người nào có hành vi vi phạm các quy định trong Luật An ninh mạng 2018 thì tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Có thể thấy Luật An ninh mạng hiện hành không quy định cụ thể và khung, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định của an ninh mạng, mà sẽ căn cứ theo từng trường hợp cụ thể, tính chất và mức độ của hành vi để xử lý phù hợp với quy định pháp luật.

2. Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng

Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018, các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng gồm các hành vi sau đây:

(1) Hành vi theo khoản 1 Điều 18 Luật An ninh mạng 2018, như:

  • Đăng tải, phát tán các thông tin trên không gian mạng mà có nội dung: Tuyên truyền chống Nhà nước; Thông tin trên không gian mạng có nội dung gây kích động bạo loạn và phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; Thông tin có nội dung vu khống, làm nhục người khác; Thông tin xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế; Thông tin có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang, thiệt hại cho hoạt động kinh tế- xã hội;...

  • Chiếm đoạt tài sản; tổ chức thực hiện đánh bạc, đánh bạc qua mạng; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên internet; vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ ở trên không gian mạng.

  • Giả mạo trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức và cá nhân; làm giả, lưu hành, mua bán, trộm cắp, thu nhập hoặc trao đổi trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng của người khác; phát hành, cung cấp hoặc sử dụng trái phép phương tiện thanh toán.

  • Tuyên quyền, quảng cáo và mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định pháp luật.

  • Hướng dẫn người khác tiến hành các hành vi vi phạm pháp luật.

  • Các hành vi khác sử dụng không gian mạng, phương tiện điện tử, công nghệ thông tin để vi phạm pháp luật về an ninh của quốc gia, trật tự và an toàn xã hội.

(2) Tổ chức, hoạt động, xúi giục, cấu kết, lừa gạt, mua chuộc, lôi kéo, đào tạo và huấn luyện người chống Nhà nước.

(3) Xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng, phân biệt đối xử về chủng tộc, giới, xúc phạm tôn giáo.

(4) Thông tin sai sự thật gây ra sự hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn trong hoạt động của các cơ quan nhà nước/người chi hành công vụ, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác.

(5) Hoạt động mai dâm, mua bán người, các tệ nạn xã hội; đăng tải thông tin về dâm ô, đồi truỵ hoặc tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục dân tộc, đạo đức xã hội và sức khoẻ của cộng đồng.

(6) Xúi giục/lôi kéo/kích động người khác thực hiện hành vi phạm tội.

3. Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng thế nào?

Hoạt đồng phòng ngừa và xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng được Luật An ninh mạng 2018 quy định cụ thể tại Chương III gồm 7 điều, từ Điều 16 - Điều 21. Theo đó quy định phòng ngừa và xử lý hành vi xâm phạm đối với các nội dung như sau:

  • Phòng ngừa và xử lý thông tin ở trên không gian mạng mà có nội dung tuyên truyền để chống Nhà nước; kích động gây ra bạo loạn và phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế.

  • Phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ các thông tin thuộc bí mật của Nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật gia đình, bí mật cá nhân và đời sống riêng tư ở trên không gian mạng.

  • Phòng, chống các hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin và phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia và trật tự, an toàn của xã hội.

  • Phòng, chống tấn công mạng.

  • Phòng, chống khủng bố mạng.

  • Phòng ngừa và xử lý các tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.

  • Đấu tranh để bảo vệ an ninh mạng.

Trên đây là những thông tin về: Người có hành vi vi phạm được quy định trong Luật An ninh mạng thì bị xử lý như thế nào?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, nhiều đối tượng đã sử dụng chiêu trò tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, mức phạt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự. 

Toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật Hình sự 2015

Cho tới thời điểm hiện tại, Bộ luật Hình sự đang được áp dụng là Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017. Hãy cùng LuatVietnam cập nhật toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật Hình sự 2015 trong bài viết dưới đây.

Lịch sử Luật Doanh nghiệp Việt Nam

Lịch sử Luật Doanh nghiệp Việt Nam là một hành trình phát triển phản ánh sự chuyển mình của nền kinh tế đất nước từ giai đoạn kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.

Luật Doanh nghiệp hiện hành được thông qua năm nào?

Từ khi ra đời đến nay, Luật Doanh nghiệp đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vậy Luật Doanh nghiệp hiện hành được thông qua năm nào?

Luật Doanh nghiệp mới nhất là năm nào?

Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp đã trải qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung để phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế. Vậy Luật Doanh nghiệp mới nhất là năm nào?