Vi phạm hình sự là gì? Phân biệt vi phạm hình sự với các loại vi phạm khác

Vi phạm hình sự là một trong các loại vi phạm pháp luật, theo đó hình thức xử phạt với loại vi phạm này cũng nặng hơn so với các vi phạm pháp luật khác. Vậy, vi phạm pháp luật hình sự là gì? Có gì khác với các loại vi phạm pháp luật còn lại?

1. Vi phạm hình sự là gì?

Trước khi tìm hiểu vi phạm hình sự là gì, cần hiểu rõ vi phạm pháp luật là gì? Có thể hiểu, vi phạm pháp luật là hành vi làm trái luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Dựa theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau đây:

- Vi phạm hành chính;

- Vi phạm dân sự;

- Vi phạm hình sự;

- Vi phạm kỷ luật.

Trong đó, vi phạm hình sự (hay còn gọi là tội phạm) là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Hành vi vi phạm này xâm phạm đến:

- Độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc;

- Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;

- Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức;

- Tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân…

Hành vi vi phạm pháp luật hình sự cũng được phân ra thành các mức độ:

- Vi phạm có tính ít nghiêm trọng;

- Vi phạm có tính nghiêm trọng;

- Vi phạm có tính rất nghiêm trọng;

- Vi phạm có tính đặc biệt nghiêm trọng.

vi pham hinh su la
Vi phạm hình sự là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội quy định cụ thể trong BLHS (Ảnh minh họa)

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm thế nào?

Một hành vi bị coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố:

- Mặt khách thể: Gồm các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ như tính mạng, tài sản… Cá nhân, pháp nhân thương mại đã có hành vi xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt đến các quan hệ đó.

- Mặt khách quan của tội phạm: Gồm:

+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội;

+ Thời gian, địa điểm phạm tội;

+ Phương thức phạm tội;

+ phương tiện và công cụ tiến hành tội phạm,;

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra.

Trong đó, dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc đối với mọi tội phạm, có thể được thể hiện bằng phương thức hành động hoặc không hành động.

Ví dụ:

+ Bằng phương thức hành động: Hành vi hiếp dâm, đánh người gây thương tích, giết người, trộm cắp tài sản…

+ Bằng phương thức không hành động: Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng quy hiểm đến tính mạng…

- Mặt chủ quan: Là những yếu tố biểu hiện bên trong của tội phạm gồm thái độ, tâm lý, động cơ, mục đích của tội phạm, các yếu tố về lỗi của chủ thể (gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý).

- Chủ thể thực hiện tội phạm: Gồm cá nhân hoặc pháp nhân thương mại có đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự.

3. Vi phạm hình sự có gì khác so với các loại vi phạm pháp luật khác?

Vi phạm hình sự

Các loại vi phạm khác

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015

Quy định trong các văn bản của các ngành luật khác: Bộ luật Dân sự, Luật Hành chính…

Mức độ vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội

Là những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.

Là những hành vi có tính nguy hiểm chưa đáng kể cho xã hội.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Chế tài xử phạt

Bị xử lý bằng các chế tài hình sự, là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất: Phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình…

Bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc hơn và không để lại án tích.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý

Do Tòa án xét xử

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, vụ việc sẽ được giao cho cơ quan và người có thẩm quyền.

Trên đây là giải đáp liên quan đến "Tội phạm hình sự là gì?" Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòn gọi 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại thực hiện thế nào?

Lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại thực hiện thế nào?

Lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại thực hiện thế nào?

Lợi dụng khi người khác gặp khó khăn để lừa đảo là chiêu trò phổ biến và đặc biệt, thời gian gần đây, nhiều đối tượng lừa đảo qua mạng với chiêu thức yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại. Vậy thực hư chiêu trò đó thế nào? Cách thức hành động của chúng ra sao?

Nạp tiền giật đơn hàng ảo kiếm tiền triệu mỗi ngày: Thực hư thế nào?

Nạp tiền giật đơn hàng ảo kiếm tiền triệu mỗi ngày: Thực hư thế nào?

Nạp tiền giật đơn hàng ảo kiếm tiền triệu mỗi ngày: Thực hư thế nào?

Bên cạnh các chiêu trò lừa đảo qua mạng như xem tiktok kiếm tiền, làm cộng tác viên mua hàng ảo ăn hoa hồng,… thì chiêu trò “nạp tiền giật đơn hàng ảo” xuất hiện thời gian gần đây cũng khiến không ít người rơi vào bẫy “việc nhẹ lương cao”.