Vay vốn đi xuất khẩu lao động: Điều kiện, thủ tục mới nhất 2024

Xuất khẩu lao động là hoạt động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không còn xa lạ ở Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng chính sách có chương trình vay vốn đi xuất khẩu lao động với lãi suất ưu đãi dành cho người có hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình vay vốn đi xuất khẩu lao động được Ngân hàng chính sách xã hội hướng dẫn cụ thể tại Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN ngày 24/10/2019 như sau:

1. Đối tượng, điều kiện vay vốn đi xuất khẩu lao động

1.1. Đối tượng cho vay

- Người thuộc hộ nghèo;

- Người thuộc hộ cận nghèo;

- Người dân tộc thiểu số;

- Thân nhân của người có công với cách mạng;

- Người lao động bị thu hồi đất gồm:

  • Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được Nhà nước giao đất nông nghiệp theo quy định (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi;

  • Người hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở.

- Người lao động tại các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

1.2. Điều kiện cho vay

Đối tượng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Cư trú hợp pháp tại địa phương;

- Có nhu cầu vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng chính sách (nếu có);

- Người thuộc trường hợp bị thu hồi đất thì phải có Quyết định thu hồi đất trong vòng 05 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất;

- Người lao động tại các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có hộ khẩu thường trú từ đủ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo và được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc và đã ký hợp đồng với Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động tại Ngân hàng chính sách
Lao động được Ngân hàng chính sách cho vay vốn đi xuất khẩu lao động (Ảnh minh họa)

2. Hướng dẫn thủ tục vay vốn đi xuất khẩu lao động

2.1. Hồ sơ vay vốn

- Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01/LĐNN;

- Bản sao có chứng thực Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân;

- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn thời hạn của người lao động;

- Bản sao có chứng thực hợp đồng ký kết giữa người lao động với Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Văn bản ủy quyền của người lao động Mẫu số 03/LĐNN;

- Hợp đồng thỏa thuận về việc chuyển tiền lương của người lao động để trả nợ, trả lãi tiền vay Mẫu số 07/LĐNN đối với trường hợp người lao động được Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quản lý tiền lương;

- Đối với khách hàng vay vốn là thân nhân của người có công với cách mạng: nộp bản sao có chứng thực Giấy xác nhận thân nhân người có công với cách mạng;

- Đối với khách hàng thuộc đối tượng bị thu hồi đất: nộp Bản sao có chứng thực Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền;

- Các giấy tờ chứng minh về tài sản bảo đảm trong trường hợp khoản vay phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

2.2. Quy trình cho vay

Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn

Bước 2: Ngân hàng thẩm định hồ sơ

Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, ngân hàng thực hiện kiểm tra, đối chiếu, thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của đối tượng vay vốn, hồ sơ vay vốn.

Nếu không phê duyệt thì thông báo từ chối cho vay trong đó ghi rõ lý do từ chối gửi đến khách hàng vay vốn.

Nếu phê duyệt cho vay thì gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay đến khách hàng vay vốn.

Bước 3: Hai bên ký hợp đồng vay

Ngân hàng chính sách nơi cho vay cùng khách hàng vay vốn lập Hợp đồng tín dụng; lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay (nếu có) theo quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng.

Bước 4: Giải ngân vốn vay

Trước khi giải ngân vốn vay, khách hàng được hướng dẫn mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nơi cho vay.

3. Mức cho vay vốn đi xuất khẩu lao động

Mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết giữa người lao động và Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Mức vay vốn đi xuất khẩu lao động lên đến 100% chi phí đi làm việc
Lao động được cho vay đến 100% chi phí đi làm việc (Ảnh minh họa

4. Lãi suất cho vay vốn đi xuất khẩu lao động

Lãi suất cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng lãi suất cho vay vốn đối với hộ nghèo là 6,6%/năm.

Riêng người lao động tại các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là người lao động thuộc hộ nghèo hoặc người dân tộc thiểu số được vay vốn với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, tức 3,3%/năm

Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.

5. Thời hạn cho vay vốn đi xuất khẩu lao động

Thời hạn cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không vượt quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động ghi trong hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài.

6. Biện pháp bảo đảm tiền vay vốn đi xuất khẩu lao động

- Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, khách hàng vay vốn phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và theo văn bản hướng dẫn bảo đảm tiền vay của Ngân hàng chính sách.

- Người lao động tại các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Trên đây là các thông tin về chương trình vay vốn đi xuất khẩu lao động tại Ngân hàng chính sách xã hội. Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.