Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải

Việc tuân thủ đúng các quy định pháp luật về môi trường xuyên suốt quá trình xây dựng và vận hành công trình xử lý nước thải là điều kiện để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Vậy trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 26 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì quy trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải được giải thích là việc vận hành nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình xử lý chất thải của chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Theo đó, việc vận hành thử nghiệm không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng như sau:

- Thứ nhất, việc vận hành thử nghiệm giúp phát hiện sớm các sự cố kỹ thuật, các vấn đề về thiết kế hoặc lắp đặt, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Thứ hai, chủ đầu tư cũng có thể nắm rõ quy trình vận hành, đào tạo nhân viên và tối ưu hóa hoạt động của hệ thống trước khi chính thức vận hành. Qua đó, đảm bảo rằng công trình có thể hoạt động một cách hiệu quả và bền vững trong suốt thời gian dài.

Đối tượng phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải
Đối tượng phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải (Ảnh minh hoạ)

Khoản 1 Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định những công trình xử lý chất thải không phải thực hiện vận hành thử nghiệm gồm:

- Hồ lắng của dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi;

- Hồ sự cố của hệ thống xử lý nước thải (trừ hồ sự cố kết hợp hồ sinh học);

- Hệ thống thoát bụi, khí thải đối với các trường hợp không yêu cầu có hệ thống xử lý bụi, khí thải, bao gồm cả hệ thống kiểm soát khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu là khí gas, dầu DO; hệ thống xử lý khí thải lò hỏa táng;

- Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ (bao gồm cả bể tự hoại, bể tách mỡ nước thải nhà ăn và các công trình, thiết bị hợp khối đáp ứng yêu cầu theo quy định);

- Hệ thống xử lý nước làm mát có sử dụng Clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật;

- Công trình xử lý chất thải của dự án mở rộng, nâng cao công suất nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường đã cấp;

- Công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022  phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại khi đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường;

- Công trình xử lý chất thải của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần hoặc giấy phép môi trường đã cấp.

Theo đó, các khoản 2, 3, 4 Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định ngoài những đối tượng kể trên, những đối tượng sau đây mới bắt buộc vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải sau khi được cấp giấy phép môi trường:

- Chủ dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường nhưng phải có giấy phép môi trường.

- Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường và phải có giấy phép môi trường.

- Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022  phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại.

Khoản 6 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định khi làm thủ tục cấp đổi, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, 02 đối tượng sau bắt buộc phải phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, bao gồm:

Thứ nhất là dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất.

Thứ hai là dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng số lượng nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải làm phát sinh các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; phát sinh thêm thông số ô nhiễm mới vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng hàm lượng các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; thay đổi nguồn tiếp nhận nước thải và phương thức xả thải vào nguồn nước có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn.

Ngoài 02 đối tượng này thì những đối tượng khác không phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải khi thực hiện cấp đổi, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường.

Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải
Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải (Ảnh minh hoạ)

Trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau theo khoản 7 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP:

- Phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường tại tỉnh nơi dự án diễn ra để đảm bảo quá trình vận hành được kiểm tra, giám sát. Đối với dự án yêu cầu quan trắc tự động nước thải, bụi, khí thải, phải tổ chức giám sát liên tục với hệ thống camera và truyền dữ liệu về cơ quan này.

- Thực hiện quan trắc theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc hợp tác với đơn vị đủ điều kiện để quan trắc và đánh giá hiệu quả xử lý. Quá trình quan trắc phải tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và pháp luật liên quan.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về kế hoạch và quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

- Duy trì sổ nhật ký vận hành, ghi chép đầy đủ thông tin về quá trình thử nghiệm. Đối với các dự án có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cần ghi lại khối lượng chất thải nguy hại và phế liệu đã sử dụng.

- Đánh giá hoặc thuê tổ chức có đủ năng lực để đánh giá hiệu quả xử lý chất thải, tổng hợp dữ liệu quan trắc, phân loại chất thải và lập báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm gửi đến cơ quan cấp giấy phép môi trường trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm.

Trên đây là nội dung giải đáp chi tiết cho câu hỏi trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải là gì?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ giấy đăng ký kinh doanh dạy thêm theo Thông Tư 29 [Đầy đủ hướng dẫn điền]

Bộ giấy đăng ký kinh doanh dạy thêm theo Thông Tư 29 [Đầy đủ hướng dẫn điền]

Bộ giấy đăng ký kinh doanh dạy thêm theo Thông Tư 29 [Đầy đủ hướng dẫn điền]

Bạn đang có nhu cầu mở lớp dạy thêm và cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật? LuatVietnam cung cấp Bộ giấy đăng ký kinh doanh dạy thêm đầy đủ, đúng chuẩn theo Thông tư 29, giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo thủ tục hoàn chỉnh khi làm việc với cơ quan nhà nước.

Hành vi nào được coi là vi phạm sở hữu công nghiệp trên mạng Internet?

Hành vi nào được coi là vi phạm sở hữu công nghiệp trên mạng Internet?

Hành vi nào được coi là vi phạm sở hữu công nghiệp trên mạng Internet?

Thông tư 06/2024/TT-BKHCN được ban hành nhằm sửa đổi một số nội dung về vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được hướng dẫn tại Thông tư 11/2015/TT-BKHCN. Vậy quy định về vi phạm sở hữu công nghiệp trên mạng Internet có sự thay đổi như thế nào?

Hành vi nào bị coi là vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp?

Hành vi nào bị coi là vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp?

Hành vi nào bị coi là vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp?

Hành vi vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 11/2015/TT-BKHCN. Tuy nhiên, Thông tư 06/2024/TT-BKHCN ban hành đã sửa đổi, bổ sung một số hành vi có liên quan đến việc vi phạm trong lĩnh vực này, cụ thể như sau