Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cần đáp ứng điều kiện gì?

Trong toàn bộ quy trình xử lý chất thải sinh hoạt thì giai đoạn vận chuyển đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật để vấn đề vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng được đảm bảo. Vậy vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cần đáp ứng điều kiện gì?

1. Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cần đáp ứng điều kiện gì?

Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cần đáp ứng điều kiện gì? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ quy định tại Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Điều 61 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì các cơ sở vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cần đáp ứng điều kiện dưới đây:

Thứ nhất, có trách nhiệm hợp tác với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, và đại diện khu dân cư để xác định thời gian, địa điểm, tần suất, và lộ trình thu gom. Thông tin này cần được công bố rộng rãi để mọi người dân được biết.

Thứ hai, sử dụng thiết bị và phương tiện được thiết kế phù hợp với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải tuân theo lộ trình và thời gian do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Cụ thể, theo Điều 27 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được quy định như sau:

- Phương tiện cơ giới vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về giao thông vận tải. Xe chuyên dụng cuốn ép chất thải cần có thiết bị chứa nước rỉ rác.

- Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo không để rơi vãi chất thải, rò rỉ nước rỉ rác hay phát tán mùi trong quá trình vận chuyển. Phương tiện cần được vệ sinh và phun xịt khử mùi trước khi ra khỏi trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý.

- Phương tiện thu gom từ hộ gia đình đến điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển phải đảm bảo không rơi vãi chất thải hay rò rỉ nước ra môi trường.

- Thiết bị lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt trên phương tiện vận chuyển phải đảm bảo an toàn, không bị hư hỏng, không rò rỉ nước rác hoặc phát tán chất thải, mùi ra môi trường.

- Việc áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sẽ được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thứ ba, đảm bảo đủ nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại các địa điểm đã được quy định.

Thứ tư, chất thải rắn sinh hoạt cần được vận chuyển đến các điểm tập kết, trạm trung chuyển, hoặc cơ sở xử lý bằng phương tiện, thiết bị đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Tại các trạm trung chuyển, cần sắp xếp phương tiện và thiết bị để lưu giữ nước rỉ rác, sau đó xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chuyển giao cùng với chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị xử lý.

Thứ năm, trong quá trình vận chuyển, phải tránh tình trạng rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, phát tán bụi, mùi, hoặc nước rò rỉ gây hại đến môi trường.

Thứ sáu, công nhân tham gia vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cần được đào tạo nghiệp vụ và trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.

2. Giá dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Giá dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm quy định phương pháp tính giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích bằng một trong những cách sau:

Cách 1: Tính qua giá bao bì dùng để chứa rác sinh hoạt, bao gồm cả chi phí sản xuất bao bì và dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác.

Cách 2: Dựa trên thể tích của thiết bị chứa rác sinh hoạt.

Cách 3: Tính theo khối lượng rác được cân (đối với các cơ quan, tổ chức) hoặc các phương pháp khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Như vậy, mỗi tỉnh/thành sẽ có mức giá thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt không giống nhau.

3. Giải đáp liên quan đến cơ sở vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

3.1 Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt bằng hình thức nào?

Ủy ban nhân dân các cấp sẽ chọn lựa cơ sở thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu, tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Trong trường hợp không thể tổ chức đấu thầu, việc lựa chọn sẽ được thực hiện bằng cách đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định.

3.2 Cơ sở vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối vận chuyển trong trường hợp nào?

Căn cứ quy định tại Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì cơ sở thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển đối với chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế và chất thải thực phẩm từ các hộ gia đình hoặc cá nhân không thực hiện phân loại hoặc không sử dụng bao bì đúng quy định.

Trong trường hợp này, cơ sở phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác thì cơ sở vận chuyển không được quyền từ chối.

Trên đây là nội dung giải đáp chi tiết cho câu hỏi vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cần đáp ứng điều kiện gì?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trưởng thôn vi phạm kỷ luật có bị miễn nhiệm không?

Trưởng thôn là người hoạt động không chuyên trách ở thôn, là lực lượng gần gũi nhất với người dân. Trưởng thôn được bình bầu phải là người có năng lực, gương mẫu. Vậy, nếu trưởng thôn vi phạm kỷ luật thì có bị miễn nhiệm không?

Một năm học, họp phụ huynh mấy lần? Nội dung họp là gì?

Chỉ còn một tuần lễ nữa là bước vào năm học mới. Họp phụ huynnh là một trong những hoạt động được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về vấn đề một năm họp phụ huynh mấy lần? Nội dung họp gồm những gì?

Yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất 2024

Biển báo an toàn tầm thấp được thiết kế và lắp đặt để hỗ trợ cho người sinh sống, làm việc ở trong toà nhà đến được các lối ra thoát nạn trong trường hợp bị khói che khuất các lối ra khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Vậy yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất hiện nay được quy định thế nào?

Yêu cầu lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn 2024

Biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn là các loại biển báo cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động phòng cháy chữa cháy, giúp mọi người có thể tìm thiếu lối ra, hướng thoát nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Vậy yêu cầu về việc lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn hiện nay thế nào?