Trường hợp nào tham ô tài sản chỉ bị phạt hành chính?

Tùy theo mức độ vi phạm, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý (tham ô tài sản) có thể bị xử lý hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, trường hợp nào tham ô tài sản chỉ bị phạt hành chính?

1. Thế nào là tham ô tài sản?

Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình quản lý. Nói cách khác, người thực hiện hành vi tham ô tài sản phải là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý đối với tài sản mà họ chiếm đoạt.

Trong đó, tài sản này bao gồm tài sản của nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.

Tùy theo mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tham ô hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

Ví dụ, anh H là kế toán tại Ủy ban nhân dân xã, do có quyền tiếp cận, quản lý tài sản của cơ quan, anh đã sử dụng quyền hạn của mình để lấy tiền sử dụng vào mục đích cá nhân. Tùy theo tính chất và mức độ hành vi, anh H có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự về Tội tham ô tài sản.

Xem thêm: Phân biệt Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản 

Trường hợp tham ô tài sản chỉ bị phạt hành chính (Ảnh minh họa)

2. Tham ô tài sản chỉ bị phạt hành chính trong trường hợp nào? Mức phạt ra sao?

Căn cứ Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý nếu trị giá tài sản từ 02 đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý hình sự về Tội tham ô tài sản:

- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ... chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo đó, hình phạt cụ thể với tội này như sau:

Hình phạt chính

Khung 01:

Phạt tù từ 02 - 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Khung 02:

Phạt tù từ 07 - 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Phạm tội có tổ chức;

- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng;

- Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 01 đến dưới 03 tỷ đồng;

- Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

Khung 03:

Phạt tù từ 15 - 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đến dưới 01 tỷ đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 03 đến dưới 05 tỷ đồng;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Khung 04:

Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá 01 tỷ đồng trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 05 tỷ đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, nếu tham ô tài sản nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì người thực hiện hành vi tham ô này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, theo điểm a khoản 1 Điều 63/2019, hành vi tham ô tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị với giá trị tài sản tham ô dưới 02 triệu đồng và chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 01 - 05 triệu đồng.

Ngoài xử phạt tiền, người tham ô còn bị áp dung các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức.

Trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;

- Buộc nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt.

Với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước có hành vi tham ô sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019.

3. Cán bộ, công chức, viên chức tham ô tài sản bị xử lý kỷ luật ra sao?

Căn cứ theo Nghị định 112/2020, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng mà chưa đến mức bị truy cứu hình sự có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

Với công chức, viên chức phạm tội tham ô bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Trên đây là giải đáp về Trường hợp tham ô tài sản chỉ bị phạt hành chính. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192  để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản xuất

Hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản xuất giúp đảm bảo quyền lợi cho cả bên bán và bên mua trong việc giao dịch và sử dụng điện năng từ hệ thống năng lượng mặt trời. Dưới đây là mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản xuất mới nhất.