Nhân viên trộm cắp tài sản của công ty, bị xử lý thế nào?

Hành vi trộm cắp tài sản ngày càng gia tăng, xuất hiện ở mọi nơi từ gia đình đến trường học, cơ quan, doanh nghiệp… Trong đó, nạn trộm cắp ở công ty đang dần trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Vậy, áp dụng chế tài xử phạt nào với nhân viên trộm cắp tài sản ở công ty?

Trộm tài sản của công ty có bị sa thải không?

Trộm tài sản của công ty là việc nhân viên lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của công ty một cách bất hợp pháp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, bên cạnh đó, hành vi lấy trộm tài sản công ty còn là hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 thì hiện nay có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải như:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

- Cách chức.

- Sa thải.

Trong đó, hình thức kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp:

- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

- Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật…

Có thể thấy, người lao động có hành vi trộm cắp tài sản tại công ty có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Lao động 2019 không quy định chi tiết giá trị tài sản trộm cắp từ bao nhiêu tiền trở lên thì người lao động bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.

Theo đó, việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động có hành vi trộm cắp tại nơi làm việc sẽ căn cứ vào nội quy lao động của công ty. Bởi theo điểm g khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020, nội quy lao động của công ty phải ghi nhận cụ thể các hành vi vi phạm kỷ luật lao động cũng như các hình thức xử lý kỷ luật lao động.

Tóm lại, công ty, doanh nghiệp có quyền xử lý kỷ luật sa thải với nhân viên có hành vi trộm cắp tài sản tại nơi làm việc. Cần lưu ý rằng công ty không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Ví dụ, công ty không thể vừa sa thải, vừa cắt hết lương của người lao động vi phạm kỷ luật lao động.
trom tai san cong ty

Nhân viên trộm tài sản của công ty có bị đi tù không?

Không chỉ bị áp dụng hình thức kỷ luật lao động sa thải, người lao động trộm cắp tài sản của công ty có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp dưới đây còn có thể bị truy cứu hình sự về Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017):

- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;

- Đã bị kết án về Tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các Tội: Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản... chưa được xóa án tích lại vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống của chính họ và gia đình;

- Tài sản là di vật, cổ vật.

Cũng theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, mức phạt với Tội trộm cắp tài sản cụ thể như sau:

Hình phạt chính:

- Khung 01:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm họăc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm:

+ Trộm cắp tài sản trị giá từ 02 triệu đồng trở lên; hoặc

+ Dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp nêu trên.

- Khung 02:

Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong các trường hợp:

+ Phạm tội có tổ chức;

​+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 - dưới 200 triệu đồng;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

+ Hành hung để tẩu thoát;

+ Tài sản là bảo vật quốc gia;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Khung 03:

Phạt tù từ 07 - 15 năm khi phạm tội thuộc 01 trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Khung 04:

- Phạt tù từ 12 - 20 năm khi:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

​+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng.

Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021).

Nếu có thắc mắc về các quy định xử lý hành vi trộm tài sản công ty, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Người dưới 18 tuổi trộm cắp tài sản bị xử lý thế nào?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Trường hợp nào thi vào 10 tại Hà Nội được thay đổi khu vực tuyển sinh?

Trường hợp nào thi vào 10 tại Hà Nội được thay đổi khu vực tuyển sinh?

Trường hợp nào thi vào 10 tại Hà Nội được thay đổi khu vực tuyển sinh?

Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội đã có Công văn 944/SGDĐT-QLT hướng dẫn chi tiết tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT). Trong đó, quy định về việc cho phép thí sinh được thay đổi khu vực tuyển sinh là một trong những nội dung được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm.