10 triệu chứng HIV thường gặp và hướng điều trị

HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ và cũng là thách thức với nền y tế của các quốc gia. Vậy các triệu chứng HIV như thế nào? Hãy cùng điểm qua bài viết dưới đây để làm giàu thông tin của bạn về HIV nhé.

1. Thông tin chung về HIV

triệu chứng hiv
Tổng quan về HIV (Ảnh minh họa)

HIV - AIDS - SIDA là tên đầy đủ của căn bệnh mà gây ra bởi một loại virus làm yếu đi hệ miễn dịch trong cơ thể người.

HIV là từ viết tắt chữ cái đầu của cụm từ Human Immunodeficiency Virus

AIDS là viết tắt chữ cái đầu của cụm từ Acquired Immunodeficiency Syndrome

SIDA là từ tiếng Pháp Syndrome d'immunodéficience Acquise. Tuy nhiên, thuật ngữ này bị trùng với các tổ chức và một số địa danh nên về sau chỉ thống nhất cùng HIV/ AIDS.

AIDS chính là giai đoạn cuối của bệnh HIV. HIV được chia làm 2 loại: HIV tuýp 1 và HIV tuýp 2.

HIV lây nhiễm thông qua 3 đường: Đường tình dục, đường máu và đường từ mẹ sang con.

Đường tình dục

Virus gây HIV xuất hiện nhiều ở chất sinh dục. Khi hoạt động tình dục, máu chứa virus gây HIV xâm nhập vào chất sinh dục và truyền thẳng đến đối tượng nhiễm mới qua cơ quan sinh dục. Ở nữ, bộ phận dẫn truyền là các vết xước ở âm đạo. Ở nam, bộ phận dẫn truyền là lỗ tinh hoàn và vùng da ở quy đầu.

Để tránh việc mắc HIV qua đường tình dục cần xác định rõ:

  • Đối tượng quan hệ tình dục có đang mắc bệnh HIV hay không

  • Không quan hệ tình dục bừa bãi để tránh nhiễm chéo.

  • Bôi Nonoxynol 9 (Menfagol) lên bao cao su hoặc bỏ vào bao cao su (dạng viên) để bảo đảm hoạt động tình dục an toàn.

Đường máu

Người nhiễm HIV qua đường máu thường gặp như: tiêm chích ma tuý, dùng kim tiêm chung với người bệnh hay các vật dụng dính máu như dao cạo, kiềm cắt da, móng hay thậm chí và các dụng sắc nhọn.

Để phòng ngừa lây nhiễm qua đường máu cần:

  • Vệ sinh tất cả các dụng cụ bằng cồn và dung dịch y tế cô đặc.

  • Dùng dụng cụ bảo hộ có xử lý tiệt trùng ở nơi có vết thương hở hoặc huyết tương của người nhiễm.

  • Không dùng chung các dụng cụ dễ gây trầy xước da như: dao cạo, kiềm, băng gạc,…

Đường mẹ sang con

Chuyên gia khuyến cáo không nên mang thai khi mẹ đã nhiễm HIV bởi tỉ lệ truyền HIV từ mẹ sang con lên đến 30%. Khi đã mang thai cần đến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xét nghiệm, theo dõi định kỳ, sử dụng thuốc uống dự phòng và các biện pháp an toàn.

HIV hoàn toàn không bị lây nhiễm đối với các trường hợp:

  • Ăn, uống và dùng chung đồ dùng sinh hoạt

  • Côn trùng cắn, đốt

  • Tiếp xúc cơ thể hoặc hôn

  • Dùng chung toilet, khăn tắm

HIV có 4 giai đoạn: cấp tính, sơ nhiễm, cận AIDS và giai đoạn AIDS. Các giai đoạn kéo dài nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ lây nhiễm của virus và thể trạng thể chất cũng như tinh thần của người nhiễm.

Giai đoạn cấp tính

Đây là giai đoạn sớm nhất của HIV diễn ra từ 2-4 tuần hoặc 1-2 tháng kể từ khi virus xâm nhập và phá bức tường miễn dịch của cơ thể. Giai đoạn này kéo dài 5-10 năm, từ 2-3 tháng mắc phải mới cho ra kết quả dương tính khi xét nghiệm.

Ở giai đoạn này, virus tăng lên nhanh chóng và bắt đầu tấn công để làm suy yếu hệ miễn dịch cơ thể.

Giai đoạn tiềm ẩn

Đây là giai đoạn xảy ra từ sau một tháng kéo dài đến vài năm tuỳ đối tượng mắc phải. Ở giai đoạn này, virus nhiễm bệnh hầu như chỉ trú ngụ trong máu và các tế bào cơ thể mà không phá vỡ hay tấn công hệ miễn dịch.

Virus bị kẹt trong các tế bào để tập trung sinh sôi, phát triển mạnh gây ra viêm hạch bạch huyết và dần chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đó cũng là lý do HIV khó được phát hiện ở giai đoạn này và việc chữa trị sớm ở giai đoạn 2 là cực trì quan trọng.

Giai đoạn cận AIDS

Khi có các biểu hiện như nhạy cảm với bệnh vặt, mệt mỏi kéo dài, cơ thể đau nhức dữ dội là lúc cơ thể tiến vào giai đoạn 3 của HIV -cận AIDS.

Khi virus đã phát triển mạnh và có số lượng lớn chúng tiếp tục gây áp lực lên hệ miễn dịch làm cơ thể suy yếu một cách rõ rệt và nhạy cảm với các bệnh như viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, ngứa, nổi ban,…Các biểu hiện và bệnh này lặp lại và kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Sự tiếp diễn này báo động lên hệ miễn dịch và dần chuyển cơ thể vào giai đoạn cuối HIV.

Giai đoạn cuối AIDS

Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch đã không còn phản kháng với virus. Giai đoạn này bệnh diễn biến rất nhanh, các loại thuốc điều trị đều không có tác dụng điều trị mà chỉ kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Người bệnh rất dễ mắc các mầm bệnh, sụt cân nhanh chóng và dẫn đến tử vong.

triệu chứng hiv
HIV thường lây nhiễm thông qua 3 đường (Ảnh minh họa)

2. 10 triệu chứng HIV thường gặp

Ở giai đoạn cấp tính, thường người nhiễm có thể bị sốt từ 38-0 độ trong suốt 1-2 tuần kèm theo ói và đổ mồ hôi lạnh toàn thân.Ngứa ngáy toàn thân thường xuyên đến viêm loét sảy ra ở bệnh nhân nhiễm HIV trong các giai đoạn. Nếu phát hiện hình trạng này cần nhanh chóng đến bệnh viện để có những chẩn đoán chính xác

Sưng hạch bạch huyết hay còn gọi ngắn là hạch, hay xuất hiện ở cổ, nách và sau vành tai. Hiện tượng này xuất hiện do nhiệt độ cơ thể cao của việc biến đổi hormone. 35% người nhiễm HIV mắc tình trạng sưng hạch bạch huyết không có lý do. Khi có triệu chứng trên, người bệnh không được chủ quan mà hãy kiểm tra y tế sớm nhất.

Sụt cân là tình trạng phổ biến có bệnh nhân nhiễm HIV do tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài. Có đến 38% người nhiễm gặp tình trạng này, 11% có thể tử vong nhanh chóng nếu sụt cân kéo dài.

Thường bệnh nhân nhiễm HIV sẽ mắc ung thư buồng trứng và kinh nguyệt bất thường mà biểu hiện là kinh nguyệt ít, kinh ra không đều, xuất hiện chất nhầy trắng đục và có mùi hôi, mất kinh, đau rát âm đạo,... Nếu nghi ngờ, cần thăm khám kịp thời để chữa trị hiệu quả nhất.

virus Herpes simplex là nguyên nhân gây ra lỡ loét miệng trong đó có Herpes simplex. Những vết loét này có thể kèm theo mụn nước, huyết tương thậm chí nổi hạch trong khoang miệng. Các mụn nước vỡ ra có mùi hôi tanh gây khó chịu trong ăn uống, thậm chí khó khăn trong việc nuốt nước bọt.

Khác với tiêu chảy thông thường, tiêu chảy ở người nhiễm HIV xảy ra do người bệnh bị nhiễm trùng đường ruột. Tiêu chảy không liên tục như thông thường mà đôi khi chỉ xảy ra 1-2 lần/ngày hoặc 2,3 ngày mới xuất hiện kèm phân có máu.

Người nhiễm khi bị tiêu chảy có thể kèm theo triệu chứng phụ như đau nhức lưng, khớp, viêm họng, đổ mồ hôi lạnh ban đêm,...Đối với các giai đoạn 2,3 hoặc giai đoạn cuối, tiêu chảy có thẻ kéo dài đến vài tháng gây trở ngại đến ăn uống và sinh hoạt.

Giống như sốt, nổi hạch, phát ban thì mệt mỏi, buồn nôn xuất hiện ngay từ giai đoạn một cách mơ hồ và khó nhận biết so với các bệnh thông thường. Khi gặp biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn kéo dài, cộng thêm các yếu tố tình dục hoặc hoạt động không lành mạnh cần xét nghiệm và điều trị ngay.

Một khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể và bẻ gãy hệ miễn dịch là cơ hội cho các bệnh hô hấp xuất hiện đầu tiên. Huyết thanh trong cơ thể chuyển đổi kéo theo biến đổi về nhiệt độ cơ thể. Đặc biệt cảm lạnh và đổ mồ hôi đêm sẽ kéo dài từ 1-2 tháng. Các triệu chứng kèm theo như sốt, sổ mũi, đau họng không khác gì cảm cúm thông thường.

Sau khi lây nhiễm HIV qua đường tình dục, vùng âm đạo ở nữ sẽ đau, buốt, thậm chí bị nhiễm trùng. Vùng tinh hoàn ở nam có hiện hiện đau, sưng và viêm mào tinh. Nếu thấy những biểu hiện như trên sau khi hoạt động tình dục, hãy xét nghiệm để loại trừ khả năng nhiễm HIV.

Có đến 53% người nhiễm HIV bị tình trạng đau nhức khớp mãn tính kéo dài 6 tháng đến 1 năm. Đau nhức xương khớp thường xảy ra ở lưng, gối và vùng gáy do virus xâm nhập vào các chất lỏng ở khớp. Ngoài ra, chúng còn xâm nhập và chi phối hoạt động hệ thần kinh - Bộ não điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ cơ, xương, khớp.

3. Hướng dẫn điều trị HIV theo hướng dẫn của Bộ Y tế 

Một số trường hợp có nguy cơ cao nhiễm HIV cần xét nghiệm:

  • Trẻ sinh từ mẹ đã nhiễm HIV

  • Nam quan hệ tình dục đồng giới

  • Sử dụng ma tuý

  • Người bán dâm

  • Người chuyển giới

  • Người có bệnh nền liên quan đến đường tình dục

  • Người mắc virus viêm gan C

  • Phụ nữ mang thai

  • Người phơi nhiễm HIV

ARV (Antiretroviral - thuốc kháng retro virus) có khả năng giảm 97% nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục và giảm 74% qua đường tiêm, chích khi tuân thủ điều trị.

Theo quyết định Số 5968/QĐ-BYT 2021 hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS các đối tượng và thời điểm điều trị ARV cần lưu ý dưới đây:

Đối tượng, tình trạng lâm sàng

Thời điểm bắt đầu điều trị ARV

Người nhiễm HIV mọi lứa tuổi không có triệu chứng của bệnh lao

Điều trị ARV trong cùng ngày có kết quả xét nghiệm HIV dương tính (gọi là điều trị ARV trong ngày) sau khi đánh giá lâm sàng và sẵn sàng điều trị ARV.

Người nhiễm HIV mọi lứa tuổi nghi ngờ mắc bệnh lao (trừ trường hợp nghi ngờ lao màng não)

Điều trị ARV trong ngày sau khi đánh giá lâm sàng. Thực hiện ngay chẩn đoán lao trong vzng 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị ARV. Điều trị bệnh lao nếu người bệnh được chẩn đoán mắc lao.

Người nhiễm HIV mọi lứa tuổi đang điều trị bệnh lao (bao gồm cả lao đa kháng thuốc)

Bắt đầu điều trị ARV càng sớm càng tốt trong vòng hai tuần sau bắt đầu điều trị lao với bất kỳ số lượng tế bào CD4 nào.

Người nhiễm HIV mọi lứa tuổi bị lao màng não xác định bằng lâm sàng hoặc xét nghiệm

Trì hoãn điều trị ARV ít nhất 4 tuần và bắt đầu điều trị ARV trong vòng từ 4 đến 8 tuần sau khi bắt đầu điều trị lao màng não. Nên điều trị bổ sung corticosteroid cho các trường hợp lao màng não.

Người nhiễm HIV được chẩn đoán mắc bệnh lao nhưng chưa được điều trị ARV và chưa được điều trị lao

Điều trị lao trước, sau đó điều trị ARV trong vòng hai tuần đầu của điều trị lao.

Người nhiễm HIV bị viêm màng não do cryptococcus

Điều trị ARV sau 4-6 tuần điều trị cryptococcus.

Người nhiễm HIV bị mắc bệnh nấm histoplasma

Điều trị ARV cần được bắt đầu càng sớm càng tốt ở những người bị bệnh histoplasma lan tỏa nếu không nghi ngờ hoặc đã loại trừ tổn thương hệ thần kinh trung ương.


Bài viết trên cung cấp thông tin về các triệu chứng của HIV và một số kiến thức liên quan về căn bệnh này. Hãy chủ động trong việc khám, điều trị để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/7/2024, trường hợp nào bắt buộc phải ra ngân hàng khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng?

Từ 01/7/2024, trường hợp nào bắt buộc phải ra ngân hàng khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng?

Từ 01/7/2024, trường hợp nào bắt buộc phải ra ngân hàng khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng?

Ngày 01/7/2024, sau khi thực hiện xác thực sinh trắc học, người dân hoàn toàn có thể thực hiện chuyển các giao dịch trên 10 triệu đồng qua tài khoản ngân hàng như bình thường. Tuy nhiên, vẫn có 04 trường hợp bắt buộc phải ra ngân hàng khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng mà người dân cần lưu ý.